Rất nhiều reality show mang danh “truyền hình thực tế” nhưng phần trăm “thực tế” đạt được bao nhiêu thì còn phải xem cái đã!
1. Từ scandal của America’s Next Top Model…
Đình đám suốt 10 năm trời
và phủ sóng hơn 170 quốc gia, America’s Next Top Model (ANTM) có thể coi là một
trong những chương trình thực tế được biết đến nhiều nhất. Với những mùa đầu
tiên, ANTM đã thành một hiện tượng và thu hút gần 7 triệu người coi mỗi tập, với
những “căn nhà chung”, “scandal giữa các thí sinh”… mà về sau này nó gần như một
đặc điểm “nhận dạng” ở các phiên bản Next Top Model trên các nước.
Những chiếc camera được đặt ở khắp nhà, thu lại toàn bộ quá trình sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ của các thí sinh. Mọi hoạt động, diễn biến cảm xúc, lời ăn tiếng nói, những trận cãi nhau chí chóe, xích mích, hờn mát, nạt nộ hay lập bè phái đều không thể thoát khỏi những “con mắt đỏ” từ những chiếc máy quay và được bày ra vô cùng hấp dẫn và kích thích người xem.
Tuy nhiên, những câu chuyện đằng sau chiếc camera của ANTM lại bị chính những thí sinh từng tham gia về sau “kể tội”. Một thí sinh thắng giải từng lên án kịch liệt chiêu trò “tạo scandal” của ANTM nhờ “máy quay”. Cô nói: “Họ quay tất cả nhưng chỉ đưa lên một số ít những đoạn giật gân nhất, kể cả những đoạn phim trong ngôi nhà chung hay những đoạn nhật ký video chúng tôi ghi lại mỗi ngày. Cắt ghép, biên tập rồi biến một cô gái có thể bị ghét đến suốt mùa giải, trong khi thực tế cô ấy chỉ thỉnh thoảng mới khiến mọi người khó chịu! Điều này có thể giết chết sự nghiệp sau này của cô ấy, khi bất kì nhà thiết kế nào cũng sẽ lầm tưởng cô ấy quá kinh khủng để hợp tác!”.
2. Những chiếc camera 24/7 và quyền lực của “cây kéo” biên tập
Sự thực thì tưởng chừng
như “bám riết” mọi lúc mọi nơi như vậy, nhưng việc có được “nói lên sự thật”
hay không của những chiếc máy quay lại nằm trong tay của đội ngũ biên tập và sản
xuất chương trình. Họ có thể tạo dựng một câu chuyện cực kì kịch tính, kích
thích tâm lý người xem chỉ bằng “thủ thuật” cắt, ghép, chắp, nối rất điệu nghệ.
Lấy một câu nói của thí sinh trong hoàn cảnh này lắp vào trong một ngữ cảnh
khác tạo tình huống khó hiểu hoặc gây hiểu lầm, lấy một biểu cảm vô tình nhíu
mày, bĩu môi hoặc liếc mắt, lườm nguýt vô tình của thí sinh, nhét vào trong một
tình huống nhạy cảm là đã đủ gây hiểu lầm và tạo xích mích giữa các thành viên
với nhau, hoặc giữa khán giả với chính thí sinh đấy. Giả dụ một thí sinh A cười
nói toe toét khi nghe một câu nhận xét của giám khảo. Nhưng “nụ cười toe toét”
này rất có thể sẽ được đặt vô tình cảnh một thí sinh vừa bị loại và mọi người
đang khóc. Thế là ngay ngày hôm sau, khi thí sinh vẫn còn ngơ ngác trong “ngôi
nhà chung” thì rất có thể ở bên ngoài, người ta đang lồng lộn chỉ trích “sao lại
có thứ vô cảm xấu tính thế!” mà không hề hay biết. Quyền lực của cây kéo biên tập
chính là đây!
Chiêu thức này có thể dùng cho mọi cuộc thi từ show ngoại cho tới “hàng Việt”, từ The Voice, Next Top Model hay Amazing Race – Cuộc đua kì thú… cũng đều có thể bị bàn tay biên tập chi phối. Ví dụ như việc tạo dựng hình ảnh đội đỏ Nhan Phúc Vinh và Linh Chi trong Cuộc Đua Kì Thú luôn là một đội hiếu thắng, xấu tính nhiều khi đến nhỏ mọn và hay chấp vặt chính là ý đồ của phía nhà sản xuất, khi tất cả các hình ảnh đẹp của họ trong suốt quá trình thi, tiêu biểu như lúc biếu bà cụ bán chôm chôm số tiền lẻ họ kiếm được đều không được đưa lên. Hoặc ví dụ như trong Next Top Model hoặc The Voice, có thể nguyên một câu nói, thí sinh đang phân tích điểm mạnh điểm yếu của thí sinh khác, nhưng qua bàn tay cắt gọt ghép dán của biên tập, đó hoàn toàn có thể trở thành một câu nói chê bôi, công kích đối thủ để tăng thêm tinh thần thi thố, cạnh tranh kịch tính của cuộc thi.
Nếu chẳng may bị nghi vấn hay “lột trần” công kích, phía nhà sản xuất vẫn có thể dùng lý do “thời lượng có hạn nên không thể mang hết tất cả các chi tiết lên màn hình” để lấp liếm.
3. Truyền hình thực tế Việt – Scandal mới là phần “thực tế” nhất
Khác với những show thực
tế của nước ngoài, các chương trình thực tế của Việt Nam đôi khi vẫn còn chưa
chặt chẽ ở khâu cắt, dựng hoặc tạo kịch tính. Nhiều tình huống cãi nhau, xích
mích hay bối rối, ngạc nhiên vẫn còn chưa tạo được hiệu ứng thật sự hấp dẫn cho
khán giả.
Thế vào đó, thay vì chú
ý tới chương trình, người ta lại ngấm ngầm đoán già đoán non về những scandal sẽ
xảy ra về sau. Next Top Model, Vietnam’s Got Talent, Vietnam Idol
hay cả The Voice các năm trước đều để lại những scandal ầm ĩ và tốn nhiều giấy
mực của báo chí. Các tin tức, tình hình diễn biến được cập nhật và theo dõi
liên tục. Người ta còn nói đùa rằng, có khi “scandal” mới là phần “thực tế” nhất
trong các cuộc thi thực tế tại Việt Nam vì bao nhiêu “thực tế” của nó được sử dụng
làm chiêu trò hết rồi.
Sự cố nói hớ “chọn áo đỏ
phải không?” của Siu Black trong bán kết Cặp đôi Hoàn Hảo, sự việc thí sinh Quỳnh
Anh “tố” BTC Vietnam’s Got Talent “can thiệp” và cố tình “dìm” giọng hát của
mình khi lên sóng… cũng đều “đâu đó” thấy có bàn tay can thiệp và sắp đặt nhằm
“tạo độ nóng” truyền thông cho chương trình của ekip sản xuất. Và gần như đó là
“luật bất thành văn” ở mỗi show truyền hình thực tế, đến nỗi còn khiến một giám
khảo từng gắn bó khá lâu với một cuộc thi trên truyền hình còn phải ngán ngẩm
và xin rút lui, vì “giờ người ta thay vì nhìn thẳng vào nhau để chơi cho vui,
thi cho thật thì giờ họ chỉ dám nhấm nháy với nhau để tung chiêu tung trò thu
hút dư luận”
Hay như Giọng Hát Việt năm trước dính tố cáo “dàn xếp” qua đoạn thu âm rình rang ầm ĩ suốt một thời gian, cho đến năm nay dù tình hình có vẻ êm ả hơn nhưng sau quyết định “nhường 100% số phiếu” cho Cát Tường của Hồng Nhung lại một lần nữa dậy lên những lời đồn đoán bất lợi cho chương trình. Người thì nói Hồng Nhung bất công thiên vị, người lại “nhìn sâu hơn” cho rằng BTC quá cao tay đã khơi ra thêm một “cú nổ” khác để cứu vớt rating.
4. Kết
Tất nhiên người “quay
cuồng” nhất vẫn là khán giả, vẫn là dư luận khi họ phải đối mặt với nhiều chiều
thông tin khác nhau, thật có, giả có, lọt tai hay phản cảm ầm ĩ cũng có tuốt. Nhưng
tất nhiên, chỉ ở trong chăn mới biết chăn có rận, không ai khác ngoài chính những
thí sinh, những người tham gia trực tiếp ở các cuộc thi mới biết sự thật, độ
“thực tế” thật sự ngoài đời so với trên truyền hình là bao nhiêu, ban tổ chức
có sử dụng chiêu trò gì hay có gì khuất tất đối với họ và khán giả…. Để kiểm chứng
được sự thực, xem chừng chỉ có cách khán giả được chính những người trong cuộc
nói ra và xác thực mà thôi.
Và với tính tương tác
trực tiếp giữa khán giả và khách mời, thì format của JAM – Just Ask Me! xem chừng
sẽ là chiếc cầu nối, là phương thức để giúp khán giả tìm ra những câu trả lời
xác đáng từ chính những “người trong cuộc” đó.
Với khách mời của tuần thứ 3 là Top 4 thí sinh tài năng nhất của Giọng Hát Việt 2013, hãy đặt câu hỏi ngay từ bây giờ, tất tần tật, mọi nghi vấn, mọi
thắc mắc và ngờ vực, hãy hỏi họ đi! Trong 2 ngày 21.12 (từ 10h30 – 14h30)
và 23.12 (từ 15h – 22h30), lần lượt Quán quân Thảo My, Á quân Hà My,
cùng Hoàng Tôn và Cát Tường sẽ chính thức trả lời tất cả
những gì mà bạn còn băn khoăn nghi ngờ về Giọng Hát Việt năm nay!
-----------------------------------------------