Vừa khép lại kỳ thi TN THPT, thi vào lớp 10 các trường công lập. Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2012 đang tới, các kỳ thi khác dành cho công chức viên chức, thi cao học, nghiên cứu sinh liên tục diễn ra, ĐĐK mở Diễn đàn "Chống tiêu cực thi cử - Cách nào?” với mong muốn đóng góp nhiều ý kiến thật khách quan, khoa học nhằm chống tiêu cực trong thi cử, sao cho các kỳ thi có sự đánh giá công bằng mọi thí sinh, tiến tới thi không tiêu cực. Mong độc giả gần xa tham gia hưởng ứng.
Vừa khép lại kỳ thi TN THPT, thi vào lớp 10 các trường công lập. Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2012 đang tới, các kỳ thi khác dành cho công chức viên chức, thi cao học, nghiên cứu sinh liên tục diễn ra, ĐĐK mở Diễn đàn "Chống tiêu cực thi cử - Cách nào?” với mong muốn đóng góp nhiều ý kiến thật khách quan, khoa học nhằm chống tiêu cực trong thi cử, sao cho các kỳ thi có sự đánh giá công bằng mọi thí sinh, tiến tới thi không tiêu cực. Mong độc giả gần xa tham gia hưởng ứng.
Học thật, thi thật là điều cả xã hội đanẢnh: Hoàng Long
Thi cử bao giờ cũng là chuyện được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Thành công của mỗi kỳ thi đều có sự chung lưng đấu cật của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương, các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh - thí sinh và tất nhiên, toàn xã hội. Tuy nhiên, tiêu cực trong thi cử vẫn chưa bị triệt tiêu. Mỗi kỳ thi đều có những cán bộ coi thi, thí sinh bị kỷ luật, khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ. Tai tiếng những vụ tiêu cực thi cử cũng không dễ gột sạch.
Khi Thủ tướng có chỉ thị về "hai không” trong giáo dục cách đây 6 năm, năm thi đó nhiều địa phương tỉ lệ đỗ rất thấp và người ta cho rằng, đó là do việc tiêu cực trong thi cử của ngành giáo dục được ngăn chặn, đẩy lùi một bước. Gần đây tỷ lệ đỗ tăng cao, điển hình là kết quả thi TN THPT vừa được Bộ GD&ĐT công bố ngày 19-6, cả nước tới 97,63%, nhiều ý kiến cho rằng chế độ thi cử của ta nói chung không tốt, nặng nề và căng thẳng quá đã tạo nên áp lực bằng bất cứ giá nào để vượt qua và kỳ thi vì thế nảy ra tiêu cực. Cũng có người cho rằng quan niệm "học chỉ để thi là chính” cũng nguy hiểm vì đó là xuất phát của nhiều hiện tượng thí sinh đối phó với thi cử bằng đủ mọi cách. Không chỉ quay cóp, mang phao thi, mà còn thuê thi hộ, chạy đường dây chấm thi gian lận…Bệnh thành tích tại các địa phương cũng được xem là đóng góp lâu nay cho tiêu cực trong thi cử, khi các vị giám khảo cố tình làm ngơ cho trò quay cóp miễn tỷ lệ đỗ của trường, địa phương mình cao…
Không riêng ở Việt Nam, nhìn ra thế giới, tiêu cực trong thi cử luôn là căn bệnh kinh niên, khó chữa. Ngay ở Mỹ, nơi được vinh danh "thiên đường của giáo dục” cũng không tránh khỏi căn bệnh quái ác này. Hội đồng các trường cao đẳng Mỹ đã thuê một công ty có tên Freeh Group International Solutions điều tra về các vấn đề liên quan đến gian lận thi cử. Các thông tin liên qua đến công nghệ phòng chống tiêu cực trong thi cử sẽ được Freeh Group đề cập trong bản báo cáo cuối cùng và sớm được đưa vào thử nghiệm năm nay và sang năm 2013. Được biết tại Trung Quốc, áp lực thi cử đối với thí sinh và ngay cả phụ huynh cũng dường như ngày càng lớn, mỗi một kỳ thi lại là một mùa làm ăn của các dịch vụ cung cấp các loại phao thi phục vụ cho thí sinh quay cóp. Công nghệ làm "phao thi” của học sinh TQ ngày nay đã khác xa với những loại "phao” truyền thống trước đây, chúng đã được số hóa, điện tử hóa và tinh vi đến mức kinh ngạc.
Tìm ra giải pháp nào tốt nhất tổ chức thi khắc phục được mọi tiêu cực, bệnh thành tích là mục tiêu xã hội ta đang hướng tới. Ông Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng trách nhiệm chống tiêu cực, chống gian lận thi cử đầu tiên thuộc về cơ quan có thẩm quyền, theo đó phải tạo cơ chế điều kiện, trang thiết bị để chống hiện tượng tiêu cực, đưa cơ chế giám sát cộng đồng vào đó để người ta không dám tiêu cực nữa. Khi cơ quan nhà nước bất lực không làm tốt thì phải khuyến khích xã hội vào cuộc. Luật sư Đỗ Nguyễn Hiệp cho rằng chúng ta nên quy định cho phép tham gia của các cơ quan chống tiêu cực khác vào hội đồng thi, ví dụ như cơ quan báo chí, hoặc thanh tra nhà nước, và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để lưu lại các diễn biến của kỳ thi. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn các em sẽ không phải hy sinh bản thân để tố cáo tiêu cực.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nêu quan điểm về gian lận trong thi cử lại cho rằng gốc rễ vấn đề chính là đạo đức người thầy. "Nếu thầy được giao nhiệm vụ mà làm việc nghiêm túc, theo đúng quy chế thi cử trong phòng thi thì làm sao mà thí sinh có thể gian lận được”. Nguyên nhân thứ hai, theo PGS, một phần cũng do nhiều học sinh học giả nhưng muốn bằng thật. Ngoài ra, việc thi cử của ta quá bị xem nặng đổ áp lực lên các nhà trường cũng như học sinh. "Một kì thi nặng nề về điểm số và thành tích chỉ tạo điều kiện cho gian lận, tiêu cực sinh sôi mà thôi”.
Đi học là phải kiểm tra, phải thi, nhưng thi dưới hình thức nào mà vẫn an toàn, vẫn chặt chẽ, đó là bài toán phải phấn đấu. Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, để hạn chế trong tiêu cực thi cử trước hết phải làm cho người học thấy được vai trò mình là người tự giác học, có học mới có kiến thức, không có chuyện cả năm không học và chỉ ngồi đợi đối phó với kỳ thi. Nếu vẫn còn tình trạng "ngồi chờ” này thì chuyện "nóng” trong thi cử sẽ không thể chấm dứt. "Tôi xin báo động, hiện nay có tình trạng từ phổ thông tới đại học, thi vào thì khó nhưng vào rồi thì không chịu học để rồi tiêu cực để tìm cách kiếm mảnh bằng. Do vậy chúng ta phải đẩy việc học thực, quy luật học thực là học cho cá nhân, có ông thầy giỏi mấy mà người học không học thì ông thầy cũng chịu. Người bẩn thì tôi có thể tắm, dội nước cho anh được, nhưng thiếu kiến thức thì không thể nhồi nhét được”, TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.
Tra cuu diem thi lop 10 Tra cuu diem thi