Với những nhạc cụ như: đàn,
sáo, cò ke cùng bộ gõ. Ban nhạc cổ truyền giữa núi rừng xứ Mường Bi đã
tấu nên những bản nhạc, làn điệu cổ: Đi đường, lưu thủy, cò lả, cò rừng…
du dương làm say đắm lòng người.
Những nghệ sĩ chân đất
“Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” đấy là câu nói cửa miệng của người dân xứ Mường, khi nói về dân tộc họ. Về lại Mường Bi trong cái giá rét đến tê tái của những ngày cuối năm, lòng tôi vẫn không sao giấu hết được sự bồi hồi, háo hức. Mường Bi tự bao đời vẫn vậy, chứa đựng bên trong đó một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, hoang dại, nhưng không kém phần nên thơ, huyền bí, tựa như vẻ đẹp trinh nguyên của những thiếu nữ Mường vào độ đôi mươi.
Mời nhau đôi ba chén rượu, cùng những cái ôm, cái bắt tay thật chặt để xua đi cái lạnh giá của núi rừng, chúng tôi đã được nghe những câu chuyện khá thú vị từ vị Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, Bùi Văn Dềnh. Cuộc nói chuyện trở nên hào hứng, sôi nổi hơn khi vị Chủ tịch nhắc đến ban nhạc truyền thống của địa phương, đã nhiều lần đạt giải quán quân trong các dịp lễ hội khai hạ Mường Bi.
“Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” đấy là câu nói cửa miệng của người dân xứ Mường, khi nói về dân tộc họ. Về lại Mường Bi trong cái giá rét đến tê tái của những ngày cuối năm, lòng tôi vẫn không sao giấu hết được sự bồi hồi, háo hức. Mường Bi tự bao đời vẫn vậy, chứa đựng bên trong đó một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, hoang dại, nhưng không kém phần nên thơ, huyền bí, tựa như vẻ đẹp trinh nguyên của những thiếu nữ Mường vào độ đôi mươi.
Mời nhau đôi ba chén rượu, cùng những cái ôm, cái bắt tay thật chặt để xua đi cái lạnh giá của núi rừng, chúng tôi đã được nghe những câu chuyện khá thú vị từ vị Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, Bùi Văn Dềnh. Cuộc nói chuyện trở nên hào hứng, sôi nổi hơn khi vị Chủ tịch nhắc đến ban nhạc truyền thống của địa phương, đã nhiều lần đạt giải quán quân trong các dịp lễ hội khai hạ Mường Bi.
Cụ Đinh Công Nhỏ: Mong sao nét đẹp văn hóa này sẽ được giữ gìn và phát huy.
Nhận
được sự chỉ dẫn nhiệt tình của vị Chủ tịch xã, PV đã tìm gặp những nghệ
sĩ trong ban nhạc truyền thống nơi núi rừng Tây Bắc. Bên bếp lửa bập
bùng, ông Đinh Công Tính, chủ nhiệm ban nhạc vui vẻ chia sẻ: Ban nhạc
vốn ra đời từ nhiều đời nay, gồm 8 thành viên, tất cả đều thuộc dòng họ
Đinh Công. Điều đặc biệt nhất, 8 thành viên của ban nhạc thuộc 4 thế hệ
khác nhau, người cao tuổi nhất là cụ Đinh Công Nhỏ, năm nay vừa tròn 80
mùa xuân, còn người nhỏ nhất năm nay mới 17-18 tuổi. Tuy ở 4 thế hệ khác
nhau, nhưng khi những làn điệu cổ như: Đi đường, cò lả, lưu thủy… được
tấu lên, tất cả họ đã hòa làm một, bằng sợi dây kết nối của tâm hồn
những người nghệ sĩ. Âm thanh du dương, réo rắt như muốn mời gọi du
khách đến, rồi níu chân họ không muốn rời xa.
Cụ Đinh Công Nhỏ ân cần đưa chúng tôi đến bên góc nhà sàn, nơi treo những nhạc cụ truyền thống của ban nhạc. Cụ nâng niu, giới thiệu những nhạc cụ như những đứa con tinh thần của đời mình. Theo như cụ Nhỏ, tất cả đều là nhạc cụ truyền thống của dân tộc Mường, được làm ra từ chính đôi bàn tay, khối óc của các bậc cha ông đời trước. Chiếc sáo được làm từ những ống ôi, có độ dài từ 60-70cm, cùng nhiều lỗ nhỏ. Âm thanh phát ra thường rất trong, du dương gợi nên một nỗi buồn man mác. Trong khi chiếc đàn bầu của người Mường lại phát ra những âm thanh trầm bổng, mê hoặc lòng người. Để diễn tả mức độ cuốn hút của âm thanh đàn bầu, người Mường có một câu nói hài hước, thú vị rằng: “Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”. Một loại nhạc cụ nữa trong dàn nhạc truyền thống này cũng khá độc đáo đó là cò ke, rất giống với đàn nhị. Cò ke là nhạc cụ của nam giới, nó không có các bài, bản dành riêng để độc tấu mà chỉ là chơi lại các bài dân ca, hoặc theo giai điệu của các bài dân ca khi đệm cho hát.
Để thể hiện niềm vui khi có khách phương xa ghé thăm, những thành viên trong ban nhạc đã thể hiện một làn điệu cổ, được xem là khó nhất – làn điệu “cò rừng” tặng chúng tôi. Làn điệu cổ như gợi mở ra trước mắt chúng tôi một khung cảnh của núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, vừa nên thơ.
Cụ Đinh Công Nhỏ ân cần đưa chúng tôi đến bên góc nhà sàn, nơi treo những nhạc cụ truyền thống của ban nhạc. Cụ nâng niu, giới thiệu những nhạc cụ như những đứa con tinh thần của đời mình. Theo như cụ Nhỏ, tất cả đều là nhạc cụ truyền thống của dân tộc Mường, được làm ra từ chính đôi bàn tay, khối óc của các bậc cha ông đời trước. Chiếc sáo được làm từ những ống ôi, có độ dài từ 60-70cm, cùng nhiều lỗ nhỏ. Âm thanh phát ra thường rất trong, du dương gợi nên một nỗi buồn man mác. Trong khi chiếc đàn bầu của người Mường lại phát ra những âm thanh trầm bổng, mê hoặc lòng người. Để diễn tả mức độ cuốn hút của âm thanh đàn bầu, người Mường có một câu nói hài hước, thú vị rằng: “Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”. Một loại nhạc cụ nữa trong dàn nhạc truyền thống này cũng khá độc đáo đó là cò ke, rất giống với đàn nhị. Cò ke là nhạc cụ của nam giới, nó không có các bài, bản dành riêng để độc tấu mà chỉ là chơi lại các bài dân ca, hoặc theo giai điệu của các bài dân ca khi đệm cho hát.
Để thể hiện niềm vui khi có khách phương xa ghé thăm, những thành viên trong ban nhạc đã thể hiện một làn điệu cổ, được xem là khó nhất – làn điệu “cò rừng” tặng chúng tôi. Làn điệu cổ như gợi mở ra trước mắt chúng tôi một khung cảnh của núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, vừa nên thơ.
Ban nhạc cổ truyền xứ Mường Bi hòa tấu làn điệu “cò rừng”.
Nét đẹp văn hóa
Theo ông Đinh Công Tỉnh, chủ nhiệm ban nhạc cho biết: Cứ vào mỗi dịp Tết, lễ hội, đặc biệt là lễ hội khai hạ Mường Bi (mùng 7, mùng 8 âm lịch hàng năm), tất cả các thành viên đều tụ họp để đại diện cho xã mình thi thố. Ông Tỉnh tự hào khoe với chúng tôi về những tấm bằng khen trong những lần ban nhạc đạt giải quán quân. Niềm vui, niềm tự hào rạng ngời trên khuôn mặt của các thành viên trong ban nhạc.
Dẫu ý thức được rằng việc lưu giữ và truyền dạy những nét đẹp vốn là bản sắc của dân tộc mình là cần thiết, nhưng cụ Nhỏ vẫn không sao giấu được nỗi buồn cũng như sự lo lắng. Cụ Nhỏ chia sẻ: Trong mỗi dịp khai hạ Mường Bi đầu xuân thì phần thi giữa các ban nhạc trong toàn huyện luôn được xem là tiết mục hấp dẫn, thú vị và thu hút được người xem nhiều nhất, ai cũng chăm chú lắng nghe, rồi trầm trồ tán thưởng, cũng rất nhiều người đã từng bày tỏ nguyện vọng muốn học chơi những nhạc cụ này, nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại bỏ cuộc, tất cả cũng chỉ vì gánh nặng của cơm áo, gạo tiền.
Hiện tại những thành viên trong ban nhạc đều là con cháu trong nhà, nhưng không phải lúc nào mọi người cũng có thể tập hợp đầy đủ. Có người đi làm ăn xa, các thành viên trẻ lại đi học ĐH, CĐ. Chỉ duy nhất, những dịp lễ tết, hội hè mọi người lại mới có thể tập hợp đông đủ. Những ngày bình thường trong năm, có hôm nào mưa gió không thể lên nương rẫy, hoặc vào các ngày nghỉ mọi người lại kéo nhau đến mái nhà sàn đơn sơ của cụ Nhỏ để được nghe và học hỏi cách chơi các nhạc cụ truyền thống.
Cụ Nhỏ tâm sự, những nhạc cụ truyền thống, cũng như các làn điệu cổ đối với dòng họ Đinh Công nói riêng và đối với người dân xứ Mường nói chung là một thứ “bảo vật” quý giá, nên bằng giá nào cụ cùng con cháu của mình cũng cố gắng giữ gìn và phát huy. Để làm được điều đó, cũng rất cần sự chung tay góp sức của cộng đồng. Em Đinh Công Thiệp, thành viên trẻ tuổi nhất trong ban nhạc chia sẻ: Từ khi mới được vài tuổi, em đã được nghe ông bà, cha mẹ trong nhà chơi những nhạc cụ này. Sau đó cũng không rõ tự bao giờ những âm điệu ấy ngấm dần vào máu thịt của em như thứ gì đó rất thiêng liêng của dân tộc mình, nên em đã quyết tâm theo học. Giờ đây sau vài năm học hỏi, Thiệp đã chơi khá thuần thục và rất tự tin mỗi khi tham gia hòa tấu cùng ban nhạc.
Với những giá trị văn hóa độc đáo, các thành viên trong ban nhạc cổ truyền xứ Mường Bi mong sao sẽ có nhiều người biết tới, nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ hôm nay sẽ học hỏi và giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hóa độc đáo này.
-----------------------------------------------