Ông Trần Đức Cảnh từng tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế và khóa
tham mưu cao cấp Tại Học viện hành chính John F. Kennedy (ĐẠi học
Harvard) và nhiều năm là thành viên Hội đồng liên trường đại học vùng
Đông Bắc bang Massachusetts (Neccum).
Ông Trần Đức Cảnh - Tranh: Hoàng Tường |
Gần
40 năm sống, học tập và làm việc tại Mỹ, ông luôn nhiệt tình tham gia
các chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tại Việt Nam như: chương
trình học bổng Fulbright, quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) và là cầu nối
giữa các trường đại học Mỹ và Việt Nam.
Hiện nay, dù bận rộn
với công việc kinh doanh nhưng ông vẫn thường xuyên tham gia các buổi
hội thảo, tọa đàm nhằm chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về hệ thống Đại
học Mỹ cho đối tượng học sinh, sinh viên có nhu cầu du học.
Buổi
trò chuyện với ông bắt đầu với câu hỏi: “Vì sao năm 2001, khi đang là
giám đốc điều hành các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
và an sinh xã hội của bang Massachusetts, ông lại quyết đỊnh từ bỏ để
bắt tay vào các dự án kinh doanh tại VN?”. Ông trả lời:
Nhiều năm
giữ các chức vụ điều hành trong chính quyền bang Massachusetts cho tôi
nhiều kinh nghiệm, địa vị tốt, cuộc sống kinh tế gia đình ổn định. Nhưng
dù ở bất cứ đâu, khi công việc không còn sức hấp dẫn lẫn mục tiêu hướng
tới, nó giống như chiếc còng bằng vàng (golden handcuff).
Không
ít lần tôi muốn thoát khỏi “chiếc còng” đó nhưng lại luyến tiếc những gì
mình đang có. Hai mươi năm làm việc ở Mỹ là một khoảng thời gian quá
dài với tôi. So với nhiều người cùng vị trí thì tôi đã khá năng động
trong việc đề xuất, thay đổi và giải quyết các vấn đề khó khăn nhưng bản
thân tôi vẫn luôn cảm thấy gò bó với áp lực chính trị và sự ràng buộc
từ nhiều phía. Thêm vào đó là ước muốn trở về làm việc ở Việt Nam đã có
từ lâu nên tôi quyết định rời chức vụ trên để bắt đầu công việc tư vấn
cho một tổ chức tài chính của Mỹ muốn đầu tư vào Việt Nam.
Sau đó,
tôi trở thành Tổng giám đốc cho Selco - Vietnam (một công ty Mỹ chi
nhánh tại Việt Nam), nhằm đưa điện mặt trời đến các hộ dân vùng sâu,
vùng xa. Công việc đã giúp tôi cơ hội đi khắp nơi để cảm nhận và hiểu
biết thêm về đất nước mình, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa và vùng
biển đảo.
Tôi không thể nào quên được niềm hạnh phúc thể hiện trên
gương mặt người dân ở các vùng sâu, vùng xa khi lần đầu tiên có được
ánh sáng đèn điện. Càng vui hơn khi thành quả của chúng tôi được Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ công nhận với giải thưởng Công ty Mỹ xuất sắc trên thế
giới (US State
Department’s Corporate Excellence Award) vào đầu năm 2002.
Department’s Corporate Excellence Award) vào đầu năm 2002.
Mãi
đến năm 2005, tôi mới bắt đầu tham gia đầu tư cùng với vài người bạn
vào dự án Khách sạn InterContinental tại Nha Trang, quê tôi. Điểm đầu tư
mà tôi đang tập trung hiện nay là dự án khu du lịch Vĩnh Hội tại Bình
Định. Quyết tâm của tôi và một số đối tác nước ngoài là xây dựng nơi đây
thành
một trong những quần thể du lịch hàng đầu của châu Á, với sáu khách sạn năm sao, một sân golf 18 lỗ và nhiều công trình phụ khác.
một trong những quần thể du lịch hàng đầu của châu Á, với sáu khách sạn năm sao, một sân golf 18 lỗ và nhiều công trình phụ khác.
* Vì sao ông chọn Bình Định là nơi để đầu tư công trình lớn của mình?
-
Qua nhiều năm có cơ hội tham quan và khảo sát hầu hết các vùng biển
Việt Nam, tôi nhận thấy Vĩnh Hội là một vịnh biển tuyệt đẹp còn giữ được
nét hoang sơ vốn có, gần thành phố Quy Nhơn và thuận lợi khi di chuyển
từ sân bay Phù Cát, rất phù hợp để xây dựng và phát triển một khu du
lịch đẳng cấp quốc tế.
Ngoài ra, Bình Định là vùng đất có lịch
sử văn hóa lâu đời, gắn với nhiều tên tuổi lớn trong thi ca Việt Nam như
Đào Tấn, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… Đây là yếu tố vô cùng
quan trọng cho việc phát triển ngành du lịch.
Bản thân tôi đánh
giá rất cao về tiềm năng phát triển du lịch của Bình Định mặc dù vùng
đất này chưa được biết đến nhiều về du lịch biển như Nha Trang hay Đà
Nẵng, nhưng tôi tin du khách sẽ sớm khám phá ra Bình Định với vẻ đẹp
hiền hòa, chân chất và mến khách.
* Một dự án chỉ nhận được sự
ủng hộ của chính quyền địa phương khi dự án đó mang lại lợi ích cho địa
phương đó. Khu du lịch Vĩnh Hội sẽ góp phần phát triển địa phương ra
sao?
- Dự án không chỉ tạo điều kiện phát triển kinh tế mà
còn góp phần vào việc phát huy văn hóa địa phương. Nếu những người làm
du lịch phục vụ du khách một cách có tổ chức, hệ thống và đẳng cấp thì
văn hóa Bình Định nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung sẽ có cơ hội
phát huy mạnh mẽ để tiếp cận với văn hóa thế giới.
Sau nhiều năm
sống trong một xã hội đa chủng tộc, đa văn hóa của nước Mỹ, tôi nhận
thấy việc đầu tư theo mô hình khu du lịch cao cấp với đa dạng các tiện
ích (sân golf, thể thao biển, sinh thái, văn hóa, ẩm thực…) như khu du
lịch Vĩnh Hội sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về các tệ nạn xã hội, tích cực
góp phần lành mạnh hóa môi trường sống của dân cư ở địa phương.
Khu
du lịch mà chúng tôi đang xây dựng sẽ không nằm trong các bức tường rào
mà được xây dựng theo mô hình phát triển nhân rộng. Du khách đến đây sẽ
có thể tham quan và sử dụng nhiều dịch vụ bên ngoài như giải trí, ăn
uống, mua sắm… Đây là điều kiện giúp phát triển kinh tế địa phương. Khi
toàn bộ dự án được đưa vào hoạt động, dự kiến chúng tôi sẽ sử dụng đến
80% trong số hơn 4.200 nhân viên các cấp của khu du lịch Vĩnh Hội là
người dân Bình Định.
* Được biết, hơn sáu năm qua, dự án của
ông vẫn chưa xong cả khâu giải phóng mặt bằng. Phải chăng các thủ tục
đầu tư kéo dài gây chậm trễ cho việc triển khai dự án của ông?
-
Kinh nghiệm cho thấy là các dự án bất động sản trong nước khi liên quan
đến việc di dời, đặc biệt là dự án có quy mô lớn như Vĩnh Hội, tiến độ
dự án bao giờ cũng chậm hơn dự kiến. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung
ráo riết cho việc đền bù và di dời, chuẩn bị mặt bằng để xây dựng các
khách
sạn, sân golf sắp tới.
sạn, sân golf sắp tới.
Nếu đã quen với cách làm việc theo
kế hoạch, quy trình và thời gian như ở Mỹ thì khi đầu tư vào Việt Nam,
nhà đầu tư thường gặp phải hai vấn đề chính là không thể kiểm soát về
thời gian và nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Người
quản lý thường bị “cuốn” vào việc xử lý tình huống thay vì dành thời
gian để xây dựng và thực hiện kế hoạch của công ty. Vì vậy mà công việc
hay bị chậm trễ, kém hiệu quả, thậm chí bị chệch hướng. Các nhà đầu tư
nước ngoài không dễ dàng thích nghi được với cách làm việc ở Việt Nam,
nhất là khi phải thường xuyên báo cáo tiến trình công việc cho Hội đồng
Quản trị ở Mỹ như tôi từng làm.
Đó có phải là lý do khiến môi
trường đầu tư tại Việt Nam kém thu hút đối với doanh nhân nước ngoài nói
chung và người Việt ở nước ngoài nói riêng?
Đối với doanh nhân nước ngoài thì có lẽ là đúng, còn với người Việt ở nước ngoài thì còn có ba lý do khác là:
(1)
Cơ hội nghề nghiệp hay việc kinh doanh ở Mỹ khá tốt và ổn định nhưng
đòi hỏi phải tập trung rất nhiều thời gian, tài lực và tâm trí;
(2) Thu nhập của đa số người Việt ở Mỹ tương đối tốt nhưng chưa nhiều người có nguồn vốn đủ lớn để đầu tư về trong nước;
(3)
Phần lớn người Việt ở nước ngoài rời quê hương trong giai đoạn những
năm 1970, 1980, khi đất nước còn quá nhiều khó khăn. Không ít người vẫn
còn bị ám ảnh bởi quá khứ và chưa thật sự cảm thấy an tâm khi trở về
nước đầu tư.
* Ông nghĩ sao về con số 5 tỉ USD ngoại hối từ Mỹ về Việt Nam mỗi năm?
-
Số tiền này phần lớn là do người Việt ở nước ngoài gửi về giúp thân
nhân trong nước chứ không phải là nguồn đầu tư kinh doanh. Nếu Việt Nam
có một môi trường đầu tư thông thoáng và hiệu quả, chắc chắn nguồn ngoại
hối này sẽ còn cao hơn rất nhiều và là động lực không nhỏ để phát triển
kinh tế đất nước, giống như một câu nói phương Tây: “Hãy xây sân chơi
tốt, cầu thủ sẽ đến”.
* Đại học Phan Châu Trinh là một trong
những quan tâm lớn của ông tại Việt Nam với mong muốn góp phần cải cách
giáo dục nước nhà. Đâu là điểm khác biệt của Đại học Phan Châu Trinh mà
ông muốn xây dựng để tạo những thay đổi trong giáo dục và đào tạo bậc
đại học?
- Từ lâu, tôi hay liên tưởng hệ thống giáo dục đại
học nước ta giống như người bộ hành đi trên đường khi trời nhá nhem tối,
vì chúng ta đang hầu như chỉ mò mẫm từng bước, vừa đi vừa định hướng
với tầm nhìn ngắn, hy vọng đang đi trên con đường đúng.
Thực tế
thì cải cách phải bắt nguồn từ gốc mới hiệu quả. Đại học Phan Châu Trinh
đang hướng tới hai yếu tố mà tôi cho là quan trọng nhất trong cải cách
giáo dục, nhất là giáo dục đại học.
Thứ nhất là thay đổi phương
pháp tuyển sinh, cách dạy và học, nhận thức tốt hơn về vai trò, trách
nhiệm và sự liên hệ giữa người thầy, sinh viên, nhà trường, gia đình và
cộng đồng.
Thứ hai là hướng tới một nền giáo dục khai phóng, chú
trọng vào việc đào tạo những con người có phẩm chất đạo đức, tư duy độc
lập, sáng tạo, có khát vọng và khả năng học thuật để đóng góp cho sự
phát triển lâu dài của xã hội.
“Khai dân trí, chấn dân khí, hậu
dân sinh”. Câu nói của cụ Phan Châu Trinh thật sự có giá trị rất lớn
trong bối cảnh giáo dục, xã hội hiện nay và là kim chỉ nam cho sự phát
triển của trường ngay từ những ngày đầu thành lập.
Bên cạnh đó,
Trường Phan Châu Trinh cũng phải chú trọng đầu tư tốt hơn về cơ sở vật
chất và tập hợp ngày càng nhiều giảng viên tâm huyết với mục tiêu của
trường. Công việc này không thể thực hiện một sớm một chiều mà phải qua
một quá trình xây dựng và phát triển lâu dài.
* Ngày nay, sinh
viên có rất nhiều lựa chọn dễ dàng hơn ở các trường đại học, cao đẳng
trong cả nước. Hơn nữa, các trường khác còn chú trọng về đầu tư cơ sở
vật chất để thu hút sinh viên, đặc biệt là các trường quốc tế. Liệu Đại
học Phan Châu Trinh sẽ thu hút sinh viên bằng cách nào?
- Hội
An, nơi Trường Phan Châu Trinh thành lập, là một thành phố mang đậm nét
văn hóa truyền thống, lại có không gian yên bình, hoàn toàn phù hợp cho
sự phát triển một trường đại học theo định hướng khoa học, xã hội và
nhân văn như tâm huyết của nhà văn Nguyên Ngọc, tôi và nhiều tên tuổi
lớn trong ngành giáo dục.
Trần Đức Cảnh chụp ảnh kỷ niệm cùng Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, thành viên Hội đồng sáng lập Trường ĐH Phan Châu Trinh. |
Thiết
nghĩ với điều kiện khiêm nhường như hiện nay thì mục tiêu trước mắt của
trường chỉ nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu giáo dục và đào tạo bậc đại
học cho sinh viên ở khu vực miền Trung.
Giáo dục không thể đi
lên từ sự hào nhoáng nhất thời mà phải xây dựng lâu dài, sao cho sinh
viên luôn cảm thấy tự hào về ngôi trường nơi không chỉ cung cấp kiến
thức mà còn xây dựng nên mỗi con người cho xã hội. Cơ sở vật chất là
phương tiện cần thiết để phục vụ mục tiêu giáo dục đại học nhưng yếu tố
quan trọng nhất là uy tín của trường.
Một bằng chứng rõ ràng nhất
là Trường Đại học Harvard. Năm 1636, John Harvard thành lập trường với
chỉ một thầy, một lớp học chín học sinh và một thư viện 400 cuốn sách.
Nhờ ý tưởng và xây dựng mục tiêu đúng hướng mà qua nhiều thế kỷ, Harvard
đã trở thành một trong những trường đại học hàng đầu trên thế giới như
ngày nay.
Kinh nghiệm nhiều năm làm chính sách phát triển nguồn
nhân lực bang Massachusetts cho thấy, việc đánh giá và tạo điều kiện
phát triển đúng tiềm năng của mỗi cá thể là vô cùng quan trọng vì mỗi
con người là một cá thể có những tiềm năng nhất định, đúng như nhận định
của nhà văn Nguyên Ngọc. Có người thông minh ở một lĩnh vực, có người
giỏi hai, ba lĩnh vực khác nhau. Giáo dục đại trà như ở nước ta thường
không làm bật nét nổi trội ở mỗi người.
Hoàn toàn không quá lời
khi một nhà quản lý của Trường Đại học Harvard cho rằng tuyển chọn được
sinh viên tốt chiếm đến 90% thành công trong việc đào tạo một sinh viên.
Điều này giống như trồng cây, việc tìm hiểu và lựa chọn giống cây tốt
và phù hợp là việc quan trọng nhất, còn quá
trình chăm bón, tưới tiêu sau đó chỉ chiếm khoảng 10% việc phát triển của cây.
trình chăm bón, tưới tiêu sau đó chỉ chiếm khoảng 10% việc phát triển của cây.
* Phải chăng nét nổi bật của ứng viên mà ông nói đến thường được thể hiện ở phần phỏng vấn?
-
Phần lớn nét nổi bật cá nhân thể hiện ở phần phỏng vấn. Ứng viên không
chỉ trả lời đầy đủ các câu hỏi mà còn phải thể hiện được tài năng, sự
năng động, tố chất lãnh đạo và nguyện vọng phục vụ cộng đồng.
Các
câu thường hỏi hay được người phỏng vấn đưa ra là: Tại sao Harvard phải
nhận bạn? Nếu được nhận vào trường, bạn sẽ đóng góp gì cho cộng đồng
Harvard và cho xã hội sau này? Điều gì quan trọng nhất đối với bạn? Ai
là người bạn thương yêu nhất? Thần tượng của bạn là ai? Bạn của 25 năm
sau là người như thế nào? Giải pháp nào tốt nhất cho Syria hiện nay là
gì?... và các câu hỏi mở thú vị và thách thức hơn.
* Kinh
nghiệm mười năm làm công tác tuyển sinh cho Đại học Harvard, xin ông
chia sẻ những điều mà ứng viên cần có để có cơ hội được trúng tuyển vào
Harvard?
Không có một công thức chung nào cho sinh viên để
vào Đại học Harvard, ứng viên phải có niềm đam mê, khát vọng theo đuổi
một ước mơ nào đó và xem học thuật là phương tiện để đạt tới điều mình
muốn.
Harvard là một trong những nơi cung cấp phương tiện tốt nhất
cho sinh viên thực hiện ước mơ của mình ngay trong thời gian học lẫn
sau tốt nghiệp vì trường đại học này có một mạng lưới liên kết với
Trường (Harvard) và công dân Harvard trên toàn cầu.
Ứng viên phải
có khả năng tiếng Anh tốt, điểm học và điểm thi SAT I và II thuộc hàng
đầu. Các bài luận văn chuẩn bị trong hồ sơ phải thể hiện tư duy và phong
cách riêng của ứng viên. Thư giới thiệu của giáo viên cũng khá quan
trọng, thể hiện rõ khả năng, nguyện vọng và tinh thần của sinh viên.
Harvard
chỉ chọn khoảng 2.050 người trong số 34 ngàn ứng viên đến từ nhiều quốc
gia trên thế giới nên cơ hội trúng tuyển rất ít, thường chỉ dành cho
những người gần như toàn diện về các yêu cầu nói trên hoặc đặc biệt nổi
trội về một lĩnh vực nào đó.
Những bài luận gây được sự chú ý và
nét cá tính thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn là chìa khóa thành công
nhưng đôi khi sinh viên cũng cần đến yếu tố may mắn nữa.
* Ông nhận xét như thế nào về sinh viên Việt Nam trong cách thể hiện cá tính của mình?
-
Phần lớn sinh viên Việt Nam còn yếu trong thể hiện phong cách và cá
tính, ngại dị biệt, hay làm theo số đông. Có lẽ là do văn hóa, cách đào
tạo rập khuôn và chú trọng học lý thuyết hơn hoạt động ngoại khóa nên
hầu hết sinh viên thiếu sự chủ động trong công việc và kém tự tin trong
giao tiếp với người nước ngoài, đôi khi sẽ bị người khác hiểu lầm là
thiếu năng lực.
Tôi cũng xin lưu ý rằng sinh hoạt ngoại khóa cũng
là một yêu cầu quan trọng khi ứng tuyển vào Trường Đại học Harvard và
nhiều đại học tên tuổi tại Mỹ. Hồ sơ ứng tuyển sẽ được đánh giá cao khi
thí sinh từng tham gia và đạt thành tích ở một số hoạt động ngoại khóa
như thể dục thể thao, âm
nhạc, văn học, nghệ thuật, khoa học…
nhạc, văn học, nghệ thuật, khoa học…
Trường
Harvard hiện có đến 400 hội đoàn và câu lạc bộ do sinh viên đứng ra tổ
chức, hầu hết được nhà trường cung cấp tài chính để hoạt động. Sinh viên
Harvard thường rất tích cực sinh hoạt nội - ngoại khóa để trở nên năng
động hơn đồng thời chứng tỏ khả năng của mình trong sinh hoạt tập thể.
* Vì sao ông cho rằng Harvard không phải là con đường duy nhất?
-
Không chỉ có sinh viên Việt Nam mà sinh viên ở Mỹ và nhiều nước trên
thế giới đều ước mơ được đặt chân vào Trường Đại học Harvard, có lẽ vì
thương hiệu Harvard được giữ gìn và phát triển quá tốt bởi chính sự đóng
góp sinh viên của trường qua nhiều thế kỷ.
Tôi thì cho rằng
Harvard không phải là con đường duy nhất dành cho sinh viên Việt Nam và
thế giới. Năm mươi trường đại học hàng đầu nước Mỹ như Viện khoa học kỹ
thuật MIT, Caltech, Đại học Yale, Princeton, Standford, Chicago… hay các
trường bốn năm (college) như: William, Amherst, Wellesley, Ponoma… đều
có nét độc đáo và điểm mạnh riêng, cho sinh viên nhiều lựa chọn.
Vì
vậy, sinh viên giỏi có thể không chọn Harvard hay các trường lớn nổi
tiếng mà theo học ở các đại học bốn năm hàng đầu. Môi trường và không
gian sinh hoạt chung của trường thường gần gũi và thân thiện hơn; giáo
sư và giảng viên thường chú trọng giảng dạy hơn là nghiên cứu. Ngoài ra,
sĩ số của trường chỉ khoảng trên dưới 2.500 sinh viên nên khoảng cách
giữa người dạy, người học và trường gần nhau hơn.
-----------------------------------------------