Nhiều nhà văn hóa đã
tấn công trực diện vào điểm mạnh, yếu của người
Việt hiện nay, đặc biệt là người Việt trẻ. Chắc chắn điều ấy đúng nhưng
không phải tất cả, và nhận định ấy mang hơi hướng “thất vọng” về lớp
trẻ, biểu hiện của việc thiếu tin tưởng vào lớp người kế cận. Thêm một
sự thiếu tin tưởng lớp trẻ là thêm một "nhát dao" cứa vào ước mơ của họ.
LTS: Trong số rất
nhiều ý kiến phản hồi đến chuyên mục Vì Khát vọng Việt, báo điện tử
Giáo dục Việt Nam nhận được bài phản biện khá sắc sảo của bạn đọc Huyền
Trân.
Tự nhận mình là sinh viên đang học tại một trường đại học chính quy tại TP.Hà Nội, có đầy đủ khát khao, đam mê nhưng đang mất phương hướng và mong muốn tìm được sự đồng cảm của thế hệ đi trước, độc giả này cho rằng: "Nhiều nhà văn hóa đã tấn công trực diện vào điểm mạnh, yếu của người Việt hiện nay, đặc biệt là người Việt trẻ. Chắc chắn điều ấy đúng nhưng không phải tất cả, và nhận định ấy mang hơi hướng “thất vọng” về lớp trẻ, biểu hiện của việc thiếu tin tưởng vào lớp người kế cận. Thêm một ý kiến thiếu tin tưởng lớp trẻ là thêm một tảng đá đè nặng lên tư duy sáng tạo của họ".
Tự nhận mình là sinh viên đang học tại một trường đại học chính quy tại TP.Hà Nội, có đầy đủ khát khao, đam mê nhưng đang mất phương hướng và mong muốn tìm được sự đồng cảm của thế hệ đi trước, độc giả này cho rằng: "Nhiều nhà văn hóa đã tấn công trực diện vào điểm mạnh, yếu của người Việt hiện nay, đặc biệt là người Việt trẻ. Chắc chắn điều ấy đúng nhưng không phải tất cả, và nhận định ấy mang hơi hướng “thất vọng” về lớp trẻ, biểu hiện của việc thiếu tin tưởng vào lớp người kế cận. Thêm một ý kiến thiếu tin tưởng lớp trẻ là thêm một tảng đá đè nặng lên tư duy sáng tạo của họ".
Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng nguyên văn bài viết của độc giả Huyền Trân:
"Khát vọng tuổi trẻ như cánh cánh đại bàng hiên ngang trong gió. Tuổi thanh niên ai cũng hướng mục đích của mình đến những đỉnh cao, điều ấy khiến mộng lớn sẽ thành.
Phải khẳng định đại bộ phận thanh niên – những người Việt trẻ năng động và không biên giới với những khát khao. Tri thức có, điều kiện, cơ hội luôn hiển hiện trong thời đại đất nước hội nhập và văn minh hiện nay. Người trẻ chúng tôi thiếu gì? Đó là bệ phóng, là môi trường nhân văn, là sự trân trọng thật sự của lớp người đi trước trong xã hội.
Nhiều nhà văn hóa đã tấn công trực diện vào điểm mạnh, yếu của người Việt hiện nay, đặc biệt là người Việt trẻ. Chắc chắn điều ấy đúng nhưng không phải tất cả, và nhận định ấy mang hơi hướng “thất vọng” về lớp trẻ, biểu hiện của việc thiếu tin tưởng vào lớp người kế cận. Thêm một sự thiếu tin tưởng lớp trẻ là thêm một "nhát dao" cứa vào ước mơ của họ.
Thêm một ý kiến thiếu tin tưởng lớp trẻ là thêm một tảng đá đè nặng lên tư duy sáng tạo của họ. Ảnh minh họa Internet |
Người trẻ cần có cơ hội để thực hiện ước mơ của mình. Nhưng vẫn còn rất nhiều những niềm vui đỗ đại học chưa kịp nguôi thì nỗi lo về vật chất ập đến với không ít tân sinh viên. Kiến thức trường lớp chưa kịp tiếp thu thì áp lực công việc hiển hiện ngay trước mắt. Ai cũng trăn trở với chặng đường sau khi ra trường không xin được việc, xin việc thì phải có phong bì. Và bằng chứng là số lượng sinh viên trái ngành và thất nghiệp rất nhiều trong những năm gần đây.
Không ai trong lớp trẻ đổ lỗi cho đất nước khi đang nghèo khó, nhưng
người trẻ thất vọng với một bộ phận người trên sợ bị vượt mặt, tham
quyền cố vị mà lấy đi nhiều cơ hội cho lớp kế cận cống hiến. Chảy máu
chất xám, đất nước vì thế mà chậm đi lên hơn lẽ bình thường.
Ai đó nói nhiều người Việt trẻ chúng tôi vô cảm, hèn nhát, thiếu sự dũng cảm, hy sinh. Dẫn chứng nhỏ nhất là khi thấy móc túi trên xe buýt, dẫu diễn ra trước mặt mọi người nhưng có mấy ai dám lên tiếng? Gặp người bị nạn ngoài đường, bao nhiêu người vội vã vượt qua... Nhưng dễ thấy, những hành vi ấy là một phần kết quả của việc nhiều bạn trẻ nghĩa hiệp bỗng chốc trở thành nạn nhân của chính hành động của mình. Con đau thì cha mẹ xót và cấm luôn việc xen vào chuyện người khác.
Qua đó dễ thấy, quản lí trật tự xã hội chưa tạo được lòng tin bình an cho nhân dân.
Còn nhân nghĩa, đạo đức? Thiếu những điều ấy thì không còn là con người đúng nghĩa nữa. Nhưng giữa thời buổi mà niềm tin của mỗi người không trụ vững, nhiều con người cũng trở nên ta đa nghi hơn.
Thanh niên Việt Nam trí lực rất khá, đã có nhiều thành công trên trường quốc tế nhưng huy chương vàng Olympic, giải nhất quốc gia… phần thưởng bằng bao nhiêu so với một show diễn của ca sĩ, người mẫu (nhất là những người lao động nghệ thuật rất rẻ tiền)? Những đề tài khoa học, những bằng sáng chế đang nằm ở góc ngăn bàn nào sau buổi vinh danh chớp nhoáng? Những thủ khoa không được tuyển dụng đúng tài năng, là những vận động viên thể thao, nghệ sĩ cô đơn, nghèo túng khi giải nghệ… trách nhiệm thuộc về ai?
Nhiều thanh niên dễ sa vào những tệ nạn xã hội và tội phạm ngày càng trẻ hóa nhưng cũng có ý kiến cho rằng, nếu được sống trong môi trường lành mạnh, hẳn tỷ lệ thanh niên hư hỏng, phạm tội sẽ giảm thiểu đáng kể.
Cũng có ý kiến cho rằng, một bộ phận thanh niên thiếu lý tưởng sống bắt nguồn từ sự quản lí lỏng lẻo của người lớn. Thực sự lí tưởng của người trẻ rất đẹp, thanh niên hiện nay nhiệt tình vô cùng. Màu áo xanh tình nguyện, nhiệt huyết của những thầy cô giáo vùng cao, hàng triệu chiến sĩ biên cương phục vụ đất nước… Điều đó cho thấy phần đông lớp trẻ nhiệt tình và ý thức được trách nhiệm của mình nhưng họ thiếu sự định hướng và tầm nhìn và kinh nghiệm của thế hệ đi trước.
Công bằng mà nói, không phải tất cả thế hệ đi trước đều không tin lớp trẻ. Nhiều người vô cùng tâm huyết với lớp kế cận. Nhưng một bộ phận rõ ràng đang kìm hãm giới trẻ lại. Phong bì khi xin việc, tham nhũng, cửa quyền… đang lấy đi của thanh niên nói riêng và đất nước nói chung rất nhiều cơ hội phát triển.
Vấn đề là cần cái nhìn thấu đáo về tâm lí giữa hai thế hệ. Người trẻ sai lầm người lớn phải định hướng lại, người trẻ có khả năng người lớn phải bồi đắp và tạo cơ hội, người trẻ thiếu lòng tin thì người lớn bồi dưỡng tiếp… Nếu được thế thì đất nước lúc nào cũng có một đội ngũ kế cận năng động, giỏi giang và đưa đất nước đi lên nhanh chóng.
Bệ phóng của người trẻ là cơ hội, là sự tin tưởng. Cánh chim bằng bay cao, bay xa bởi luồng khí nóng bốc lên, với người trẻ đó là động lực. Khi có sự tin tưởng và cơ hội là khi có bàn đạp để bước đến thành công".
Ai đó nói nhiều người Việt trẻ chúng tôi vô cảm, hèn nhát, thiếu sự dũng cảm, hy sinh. Dẫn chứng nhỏ nhất là khi thấy móc túi trên xe buýt, dẫu diễn ra trước mặt mọi người nhưng có mấy ai dám lên tiếng? Gặp người bị nạn ngoài đường, bao nhiêu người vội vã vượt qua... Nhưng dễ thấy, những hành vi ấy là một phần kết quả của việc nhiều bạn trẻ nghĩa hiệp bỗng chốc trở thành nạn nhân của chính hành động của mình. Con đau thì cha mẹ xót và cấm luôn việc xen vào chuyện người khác.
Qua đó dễ thấy, quản lí trật tự xã hội chưa tạo được lòng tin bình an cho nhân dân.
Còn nhân nghĩa, đạo đức? Thiếu những điều ấy thì không còn là con người đúng nghĩa nữa. Nhưng giữa thời buổi mà niềm tin của mỗi người không trụ vững, nhiều con người cũng trở nên ta đa nghi hơn.
Thanh niên Việt Nam trí lực rất khá, đã có nhiều thành công trên trường quốc tế nhưng huy chương vàng Olympic, giải nhất quốc gia… phần thưởng bằng bao nhiêu so với một show diễn của ca sĩ, người mẫu (nhất là những người lao động nghệ thuật rất rẻ tiền)? Những đề tài khoa học, những bằng sáng chế đang nằm ở góc ngăn bàn nào sau buổi vinh danh chớp nhoáng? Những thủ khoa không được tuyển dụng đúng tài năng, là những vận động viên thể thao, nghệ sĩ cô đơn, nghèo túng khi giải nghệ… trách nhiệm thuộc về ai?
Nhiều thanh niên dễ sa vào những tệ nạn xã hội và tội phạm ngày càng trẻ hóa nhưng cũng có ý kiến cho rằng, nếu được sống trong môi trường lành mạnh, hẳn tỷ lệ thanh niên hư hỏng, phạm tội sẽ giảm thiểu đáng kể.
Cũng có ý kiến cho rằng, một bộ phận thanh niên thiếu lý tưởng sống bắt nguồn từ sự quản lí lỏng lẻo của người lớn. Thực sự lí tưởng của người trẻ rất đẹp, thanh niên hiện nay nhiệt tình vô cùng. Màu áo xanh tình nguyện, nhiệt huyết của những thầy cô giáo vùng cao, hàng triệu chiến sĩ biên cương phục vụ đất nước… Điều đó cho thấy phần đông lớp trẻ nhiệt tình và ý thức được trách nhiệm của mình nhưng họ thiếu sự định hướng và tầm nhìn và kinh nghiệm của thế hệ đi trước.
Công bằng mà nói, không phải tất cả thế hệ đi trước đều không tin lớp trẻ. Nhiều người vô cùng tâm huyết với lớp kế cận. Nhưng một bộ phận rõ ràng đang kìm hãm giới trẻ lại. Phong bì khi xin việc, tham nhũng, cửa quyền… đang lấy đi của thanh niên nói riêng và đất nước nói chung rất nhiều cơ hội phát triển.
Vấn đề là cần cái nhìn thấu đáo về tâm lí giữa hai thế hệ. Người trẻ sai lầm người lớn phải định hướng lại, người trẻ có khả năng người lớn phải bồi đắp và tạo cơ hội, người trẻ thiếu lòng tin thì người lớn bồi dưỡng tiếp… Nếu được thế thì đất nước lúc nào cũng có một đội ngũ kế cận năng động, giỏi giang và đưa đất nước đi lên nhanh chóng.
Bệ phóng của người trẻ là cơ hội, là sự tin tưởng. Cánh chim bằng bay cao, bay xa bởi luồng khí nóng bốc lên, với người trẻ đó là động lực. Khi có sự tin tưởng và cơ hội là khi có bàn đạp để bước đến thành công".
-----------------------------------------------