Tôi nghĩ đơn giản là
nghệ sĩ thì không nên chạy theo nhu cầu của khán giả. Tuyệt đối không
nên vì khán giả thích điều này mình làm, không thích điều kia thì mình
không làm, nghệ sĩ nên có tiếng nói riêng của mình, đừng biến mình thành
một anh bán phở
Trần Mạnh Tuấn là một trường hợp
hiếm hoi khi có một sức sống sáng tạo và sự ảnh hưởng bền bỉ tới công
chúng. Cho đến thời điểm này, gần 40 năm thăm gia vào thị trường âm nhạc
- nghệ thuật Việt Nam, Trần Mạnh Tuấn chọn cho mình một tâm thế khá tốt
để đối đầu với những chán chường, những công chúng có thể không dành
cho anh, để nỗi thất vọng bỗng trở thành điều xa xỉ.
Rất tiếc khi vắng mặt Hồng Nhung
- Show diễn "Dấu ấn" của anh sẽ diễn
ra ngày 7-9 tới đây được coi là sự kiện lớn trong nghề nghiệp của Trần
Mạnh Tuấn. Nó sẽ có gì đặc biệt?
Về cơ bản mọi chuyện cũng đã gần xong.
Tôi có đưa vào chương trình những sáng tác của bản thân, những sản phẩm
đã gắn liền với tên tuổi của tôi trong suốt chiều dài sự nghiệp. Bên
cạnh đó, sẽ là những khách mời đặc biệt từ trong nước tới những người
bạn nước ngoài mà tôi đã có cơ may làm việc và kết bạn cùng. Trong nước
thì là Thanh Lam, Tùng Dương và danh ca Tuyết Loan. Hi vọng mọi chuyện
sẽ tốt đẹp và công chúng sẽ có một đêm thưởng lãm nghệ thuật "đã tai"
với những giai điệu jazz.
- Ai cũng biết anh và diva Hồng Nhung thân thiết nhiều năm. Sao chị ấy lại vắng mặt lần này?
Đơn giản là Nhung bận không sắp được
lịch diễn cho tôi và cô ý cũng tỏ ý rất tiếc khi không thể góp mặt trong
một chương trình lớn và quan trọng với sự nghiêp của tôi như show diễn
lần này. Lịch diễn của Nhung đã kín đặc truớc nhiều tháng mà show diễn
này mới chỉ được lên kế hoạch cách đây một tháng, sau số Dấu ấn đầu tiên
với chương trình của Thu Minh. Ban đầu, Thanh Lam còn không tham gia
được, nhưng may quá cô ấy cũng trở về kịp sau chuyến lưu diễn tại Mỹ.
- Show Men của anh chắc hẳn sẽ chỉ dành cho những "cái tai" chứ không dành cho "con mắt" nhỉ?
Không hẳn thế, nó vẫn sẽ là sự kết hợp
những âm thanh, giai điệu với những màn hình lớn, với biểu diễn mang
tính thị giác nhiều. Sự kết hợp đó sẽ mang lại cho khán giả, nhiều
phương thức để thưởng lãm hơn.
- Anh không tự tin vào phần "nghe" của mình đến độ phải lấy cả phần "nhìn" để câu kéo khán giả?
Nói như thế là chủ quan và áp đặt tôi
quá (cười). Nếu chỉ biểu diễn trong một không gian nhỏ như phòng trà của
tôi thì mọi chuyện đơn giản hơn rất nhiều, khán giả có thể ngồi ngay
gần tôi, nhìn thấy rõ từng cử động của cơ mặt, biểu cảm của tôi, nhưng
với một sân khấu lớn như Nhà thi đấu Nguyễn Du thì điều đó là không thể.
Vậy nên, yếu tố thị giác cũng vì thế mà có, để đáp ứng những nhu cầu
khác của khán giả.
Nghệ sĩ đừng là anh bán phở
- Nhân nói chuyện khán giả, theo anh, khán giả hiện nay khó chiều hay dễ chiều?
Tôi nghĩ đơn giản là nghệ sĩ thì không
nên chạy theo nhu cầu của khán giả. Tuyệt đối không nên vì khán giả
thích điều này mình làm, không thích điều kia thì mình không làm, nghệ
sĩ nên có tiếng nói riêng của mình, đừng biến mình thành một anh bán
phở. Đừng lúc này thì bán khi khán giả thèm và lúc kia bán khi khán giả
muốn. Nó mất đi tính cách cá nhân của mỗi người nghệ sĩ. Với tôi, khán
giả cũng cần "educated" (giáo dục). Tôi đã có cơ hội được đi nhiều nước,
nhiều sự kiện biểu diễn và tôi rút ra một điều là không bao giờ tôi
biểu diễn những điệu jazz chuẩn theo đúng kiểu dân Mỹ khởi tạo. Đơn giản
là dù mình có cố gắng đến mấy thì mình cũng chỉ là học trò của họ.
Nhưng, thay vào đó, mình bỏ chút bản sắc cá nhân, bản sắc dân tộc, làn
điệu, cách thức, nhạc cụ thì mọi chuyện sẽ chuyển biến khác đi và lúc đó
những gì mình thể hiện là của mình và được người ta chú ý và đánh giá
cao.
- Thực ra, ở vào vị trí của anh để
nói điều đó thì dễ vì anh đã có một sự nghiệp lẫy lừng. Và giờ đã đến
lúc anh muốn khán giả nghe điều anh muốn chứ không phải là nghe điều họ
muốn ở anh?
Nói như thế cũng không hẳn đúng, không
có nghĩa là tôi không có những thất bại. Tôi còn nhớ đĩa đầu tiên khi
tôi mới đi học về, tôi lúc đó rất hăng "đánh đấm", muốn thể hiện bản
thân mình nhiều lắm nhưng cuối cùng đó là đĩa thất bại nhất của tôi. Sau
đó, tôi bình tĩnh ngồi nhìn lại, nghĩ về điều khán giả muốn và điều
mình muốn. Thế nên sau đó, tôi đã làm ra những sản phẩm mà sự bản sắc
vẫn còn nhưng bên cạnh đó vẫn có những yếu tố mới do tôi có may mắn có
cơ hội được tiếp thu.
Đó vẫn là điều khán giả muốn nghe, nó thân thuộc nhưng tôi vẫn giữ được cái riêng của mình để không bị nói là khác đi. Làm đĩa ở Việt Nam khó lắm, luôn bị đứng giữa hai luồng ý kiến, một là nghiêng hẳn về khán giả, hai là nghiêng về phía đồng nghiệp, được bên này mất bên kia, khó lắm. Cũng may mắn và tự hào thay là đĩa "Về quê" của tôi cho đến nay vẫn là đĩa nhạc bán chạy nhất Việt Nam nói chung. Đó vẫn là điều đáng tự hào chứ vì rõ ràng sản phẩm của tôi vẫn được số đông đón nhận mà vẫn được giới chuyên môn đánh giá cao.
Đó vẫn là điều khán giả muốn nghe, nó thân thuộc nhưng tôi vẫn giữ được cái riêng của mình để không bị nói là khác đi. Làm đĩa ở Việt Nam khó lắm, luôn bị đứng giữa hai luồng ý kiến, một là nghiêng hẳn về khán giả, hai là nghiêng về phía đồng nghiệp, được bên này mất bên kia, khó lắm. Cũng may mắn và tự hào thay là đĩa "Về quê" của tôi cho đến nay vẫn là đĩa nhạc bán chạy nhất Việt Nam nói chung. Đó vẫn là điều đáng tự hào chứ vì rõ ràng sản phẩm của tôi vẫn được số đông đón nhận mà vẫn được giới chuyên môn đánh giá cao.
- Vậy, có bao giờ anh nhìn vào thực tế khán giả và thấy chán chường vì môi trường mình đang tham gia vào?
Không, tôi chưa bao giờ chán chường cả.
Tôi nói có thể bạn không tin nhưng đời tôi đã trải qua những điều còn
khó khăn hơn rất nhiều. Đã hơn một lần, tôi phải đứng bên ranh giới của
sự sống và cái chết, chỉ thiếu một tích tắc nữa thôi là mọi chuyện đã
khác nhiều lắm rồi. Nên sau khi mọi chuyện qua đi, tôi thấy những gì
mình đang có hiện nay là một sự may mắn tuyệt vời thì làm sao mình còn
chán chường được nữa. Tôi luôn nghĩ, mỗi người một thị phần, một đối
tượng, một dòng nhạc "riêng" thì mình cứ thế mà theo đuổi, mà phát huy
thì sao phải chán chường.
Đâu chỉ nghệ sĩ mới thích khen?
- Cũng có lẽ chính bởi thế mà Trần
Mạnh Tuần ít khi lên tiếng về những vần đề liên quan đến nghề, đến đồng
nghiệp. Anh luôn chọn cho mình giải pháp "dĩ hòa vi quý" hoặc từ chối
bình luận cho dù vấn đề đó có liên quan trực tiếp đến anh?
Tôi vẫn luôn mong muốn rằng, để góp ý,
phê bình hoặc nhận xét nhìn nhận về một vấn đề gì đó, chúng ta hãy tổ
chức những cuộc hội thảo một cách chính thức và quy củ. Nếu có những
cuộc hội thảo đó, tôi sẵn sàng lên tiếng, sẵn sàng góp ý và phê bình
điều gì đó. Tôi không ngại nếu không muốn nói thích là đằng khác. Tôi có
thể tự tin nói tôi là một trong những nghệ sĩ có may mắn được đi nhiều
nhất Việt Nam, hơn 50 quốc gia, từng biểu diễn với những nghệ sĩ đoạt
đến 5-7 giải Grammy, rồi đi nói chuyện, chia sẻ nghề nghiệp với những
hội trường hơn cả nghìn người vì tôi tự tin vào khả năng ngôn ngữ của
mình. Ở nước ngoài, tôi còn làm được điều đó nữa là ở Việt Nam. Tôi cho
rằng việc trả lời phỏng vấn nó không hẳn là một kênh chính quy. Người
này nói với người kia, mọi chuyện được phơi bày trên mặt báo dựa vào một
bài báo hay một cuộc trò chuyện là không chính thức, mặc dù tôi chẳng
phản đối, đó là quan điểm của tôi. Nếu muốn mổ xẻ vấn đề hãy tổ chức
những cuộc gặp gỡ, nơi mà những ý kiến của tôi sẽ được đưa ra đến tận
cùng.
- Nhân nói chuyện khen chê đồng
nghiệp, anh có thấy là hiện nay đời sống âm nhạc nước nhà đang "sôi sục"
vì câu chuyện của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Tôi chỉ
nêu nó như một ví dụ cho thấy văn hóa khen - chê hình như chưa được quan
tâm một cách đúng mực. Còn anh, với cương vị một nghệ sĩ biểu diễn/
sáng tạo với một chỗ đứng vững chãi trong nghề, góc nhìn của anh như thế
nào?
Khen - chê với tôi là điều luôn cần
trong cuộc sống, với bất cứ đối tượng, bất cứ ngành nghề nào chứ không
riêng nghệ thuật. Và cũng chẳng riêng gì mỗi nghệ sĩ thích khen, ai mà
chẳng thích khen.
Còn chuyện chê thì tôi nghĩ là trước khi
chê cũng nên tìm hiểu xem đối tượng mình muốn chê là ai, họ có thực tâm
muốn tiếp nhận những lời chê từ mình hay không. Nói thật là chuyện khen
chê cũng cần có văn hóa. Văn hóa từ người khen/ chê cho tới người tiếp
nhận. Chúng ta không thể đòi hỏi ai cũng có nền tảng giống nhau, chính
bởi thế tôi nhấn mạnh vào tính nền tảng về văn hóa để mỗi việc xảy ra
với góc nhìn từng người nó sẽ có những cách tiếp nhận và phản ứng khác
nhau.
- Nếu đặt anh vào trường hợp bị khen chê thì sao thưa anh?
Tôi cảm ơn vì dù sao đó cũng là một sự
quan tâm. Sau đó, tôi sẽ dành thời gian để suy nghĩ về những điều tôi
nhận được. Nếu đúng tôi tiếp thu, nếu sai mà liên quan đến chuyên môn
thì tôi sẽ hẹn gặp người đó một buổi để phân tích mọi chuyện cho rõ
ràng. Tôi tin đó là một cách làm hợp lí và văn minh bởi đơn giản là đó
xuất phát từ những mối quan hệ thân thuộc thì họ mới góp ý cho mình.
- Xin chân thành cảm ơn anh về những chia sẻ!
-----------------------------------------------