Trước yêu cầu đổi mới
của sự nghiệp giáo dục, Chính phủ đã xây dựng Đề án và trình Quốc hội
xem xét, ban hành Nghị quyết mới về chương trình, sách giáo khoa.
Nếu được Quốc hội thông qua, đây sẽ là cơ sở pháp lý để Chính phủ
triển khai tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 và những năm
tiếp theo.
Tờ trình Đề án này do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đọc trước
Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng nay (27/9). Trong đó nguyên tắc đổi mới
chương trình, sách giáo khoa sẽ quán triệt đường lối, quan điểm chỉ đạo
của Đảng trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết 29 và các
nghị quyết khác của Ban chấp hành Trung ương; tuân thủ các quy định của
Hiến pháp (Điều 61) và của Luật Giáo dục.
|
Ảnh minh họa |
Tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu và kinh nghiệm thành
công của nền giáo dục Việt Nam. Đề án sẽ tham khảo, học hỏi một cách có
chọn lọc và có hệ thống kinh nghiệm, thành tựu giáo dục của các nước,
nhất là các nền giáo dục phát triển có điều kiện tương đồng với Việt
Nam.
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện
đại, thiết thực để phát triển phẩm chất và năng lực người học; chú trọng
giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực
ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
phát triển khả năng sáng tạo, ý thức tự học. Chú trọng và tăng cường các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa này đảm bảo tiếp nối, liên
thông giữa chương trình cấp học, lớp học, giữa các môn học, hoạt động
trải nghiệm sáng tạo. Khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia biên soạn
sách giáo khoa (sách in và sách điện tử) trên cơ sở chương trình giáo
dục phổ thông đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, sử dụng thống
nhất trong toàn quốc.
Chương trình, sách giáo khoa sẽ đổi mới những gì?
Theo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sẽ tập trung đổi mới
mục tiêu giáo dục. Trong đó đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng
và hiệu quả giáo dục; góp phần quan trọng vào việc xây dựng con người có
năng lực và phẩm chất tốt.
Chuyển từ mục tiêu tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang mục
tiêu hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài
hoà giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp; tạo điều kiện
để học sinh phát triển hài hoà cả thể chất và tinh thần.
Với kiến nghị này của PGS. Trần Xuân Nhĩ sẽ giúp các thí sinh rút ngắn khoảng cách khi thi ở các cụm thi, các tỉnh có dân số đông có thể có một cụm thi.
Ngoài ra, tiếp tục đổi mới nội dung giáo dục, đảm bảo chuẩn hoá, hiện
đại hoá, hội nhập quốc tế; đảm bảo tính hoàn chỉnh, linh hoạt, liên
thông, thống nhất trong và giữa các cấp học; tích hợp và phân hoá hợp
lý, có hiệu quả; tinh giản, thiết thực, gắn với thực tiễn, phù hợp với
lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh; tăng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; đề cao yêu cầu hình thành và phát triển phẩm
chất và năng lực học sinh. Nội dung giáo dục được lựa chọn là những tri
thức cơ bản, đảm bảo vừa hội nhập quốc tế, vừa gắn với thực tiễn Việt
Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đề cao tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh.
Chương trình sẽ được xây dựng thành một chỉnh thể, nhất quán từ lớp 1
đến lớp 12. Thiết kế chương trình theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo
dục cơ bản (gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) và giai đoạn giáo
dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông).
Tích hợp cao các lĩnh vực giáo dục, các môn học ở tiểu học và trung
học cơ sở để giảm tải, giảm kiến thức hàn lâm, giảm số lượng môn học
bằng cách lồng ghép những nội dung gần nhau của nhiều môn học vào cùng
một lĩnh vực hoặc bổ sung, phát triển môn học tích hợp đã có trong
chương trình hiện hành tạo thành môn học mới.
-----------------------------------------------------------------------------------