Thầy giáo Lê Quang Lộc - Trường
THCS Ba Mỹ (Bến Tre) đưa ra phương pháp có thể giúp học sinh yếu kém học
được bộ môn Toán thông qua các hoạt động rất bình thường, gần gũi.
Nhắc lại một số kiến thức đơn giản có liên quan để vận dụng hiệu quả vào bài học
Với các em học sinh yếu, không thể đòi hỏi các em phải nhớ thật nhiều kiến thức cùng một lúc mà nên tập cho các em làm quen, nhắc lại thường xuyên các kiến thức rất đơn giản, ai cũng có thể nhớ mà lại thường sử dụng cho bài học
Điều này để tập dần việc nhớ và vận dụng kiến thức cũ có liên quan, giúp các em nhận ra rằng những vấn đề tưởng như khó khăn phức tạp nhưng thật ra rất đơn giản.
Ví dụ: Trong chương trình Đại số lớp 9 : Phần đông tâm lý học sinh nhất là học sinh yếu khi học về Căn bậc hai thường rất sợ vì cho đó là nội dung khó học nên không tập trung, không tích cực suy nghĩ và phân tích các dạng bài tập.
Để khắc phục tình trạng nầy, khi dạy học sinh yếu kém, thầy Lộc thường cho học sinh nhắc lại thường xuyên các kiến thức đơn giản mà vận dụng tốt vào bài học.
Các kiến thức tuy rất đơn giản nhưng nhắc lại thường giúp các em có thể vận dụng được nhanh vào các bài tập cơ bản về căn bậc hai.
Khi dạy các nội dung khác, cũng cho các em nhắc lại những nội dung có liên quan tương tự.
Kiến thức truyền thụ cho học sinh yếu, giáo viên cần phân thành từng dạng, mỗi dạng cần có các bước thực hiện cụ thể, rõ ràng để học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng.
Một trong những hoạt động cơ bản của học sinh trong học tập môn Toán ở trường THCS là hoạt động giải Toán nhưng học sinh yếu Toán đều gặp khó khăn trong hoạt động này.
Lý do là các em bị mất kiến thức cơ bản từ các lớp dưới nên tiếp thu kiến thức rất chậm, khi vận dụng vào bài, các em không biết bắt đầu từ đâu, sử dụng kiến thức nào đã học, sử dụng như thế nào và thực hiện theo con đường nào.
Sách giáo khoa thường chỉ trình bày chung, hạn chế các bước thực hiện nên học sinh trung bình hay yếu kém không thể tự học theo sách được.
Vì vậy khi dạy học sinh yếu kém, thầy Lộc nghiên cứu soạn kỹ lại từng bước thực hiện của từng dạng Toán cơ bản trong chương trình, giúp học sinh tiếp cận được từng dạng Toán và từng bước giải để các em có thể vận dụng dễ dàng hơn trong hoạt động giải Toán.
Tất cả các dạng bài tập toán cơ bản trong chương trình, thầy Lộc đều nghiên cứu phân chia từng bước thực hiện cho phù hợp để học sinh có thể dễ dàng thực hiện.
Ví dụ: Khi vận dụng vào giải Toán, thầy Lộc thường cho cho học sinh xác định dạng Toán đang giải, từng bước thực hiện như thế nào.
Có thể nhắc lại các bước thực hiện nhiều lần để quen với cách làm, từ đó giúp học sinh hiểu được với từng dạng bài tập mình sẽ thực hiện từng bước giải thế nào và vận dụng được từng bước giải theo thứ tự và có hiệu quả.
Luyện tập thường xuyên để học sinh biết cách trình bày từng dạng bài tập Toán
Thực tế cho thấy phần nhiều học sinh học yếu toán khi học trên lớp các kiến thức của bài các em có thể tiếp thu được, thầy hỏi thì có thể trả lời được ngay bằng miệng nhưng khi trình bày lời giải của một bài toán thì không làm được gì cả.
Điều này dẫn đến tình trạng các em rất lười khâu tự học, tự làm bài tập ở nhà và bài tập, bài kiểm tra viết thường bị điểm thấp.
Để khắc phục tình trạng trên, trong quá trình giảng dạy, thầy Lộc luôn chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng trình bày từng dạng Toán cho từng học sinh bằng cách mỗi dạng bài tập tôi đều có cách trình bày riêng hoàn chỉnh làm mẫu để hướng dẫn các em, giúp các em có cơ sở và biết cách trình bài tương tự khi học.
Một khi biết cách trình bày từng dạng Toán, các em không ngại học và bài làm có điểm số cao hơn.
Cần có hệ thống bài tập tương tự và thay đổi dần, nâng dần các yêu cầu của bài tập lên để tập cho các em vận dụng kiến thức.
Đối với học sinh yếu kém, trong mỗi dạng bài tập ngoài việc có một bài giải thật kỹ, đầy đủ các bước để làm mẫu thì sau khi thực hiện một bài tập mẫu.
Giáo viên cần đưa ra một số bài tập dạng tương tự để học sinh tự làm theo mẫu, sau đó có một số thay đổi về yêu cầu để tập cho các em suy nghĩ và vận dụng một phần đã có trong bài cũ vào bài tập mới.
Điều này giúp học sinh thấy rằng bản thân mình có thể làm được một số yêu cầu của bài, cũng cố học sinh tự tin vào khả năng của mình, từ đó tích cực suy nghĩ để giải quyết những yêu cầu mới còn lại trong bài.
Khi thực hiện bài tập mới, giáo viên cần cho học sinh nhận xét: Bài mới có những gì tương tự với bài đã thực hiện? Những yêu cầu nào mới trong bài ? Có thể biến đổi thế nào để đưa bài mới về tương tự bài đã làm? Có thể sử dụng kiến thức nào, phương pháp nào để thực hiện yêu cầu mới đó?
Kịp thời có câu hỏi gợi ý để dẫn dắt học sinh phát hiện đưa những yêu cầu mới về cái tương tự mà mình đã đã học, đã làm được
Tỉ lệ các yêu cầu tương tự trong bài tập mới để các em có thể tự làm bài được từ 20 đến 30, rồi nâng dần đến 50 hay 70%.
Những yêu cầu mới có thể thay đổi dần từ ít đến nhiều, từ thấp đến nâng dần lên cao cho phù hợp với từng nội dung kiến thức cần dạy cho học sinh.
Cho các em tự nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của mình, của bạn để khắc sâu kiến thức đã học.
Thông thường khi dạy học sinh yếu kém môn Toán, từng dạng bài tập, thầy Lộc đều cho học sinh trình bày lại bài làm của mình trên bảng.
Sau khi trình bày xong, cho học sinh tự nhận xét bài làm của mình từ cách trình bày, kiến thức sử dụng … xem đã hoàn chỉnh hay chưa; cho học sinh khác nhận xét bài làm của bạn chỗ nào đúng, chỗ nào chưa đúng, cần bổ sung thế nào để bài làm được hoàn chỉnh.
Nếu học sinh không phát hiện được hết những chỗ sai giáo viên có thể nói: Bài này còn 1 hoặc 2 chỗ sai hoặc chưa đúng, chưa hoàn chỉnh để học sinh cùng phát hiện.
Khi phát hiện, gợi ý để các em nêu cách sửa lại chỗ chưa đúng cho đúng, sau đó chốt lại thật kỷ để các em nhớ và vận dụng trong các bài sau.
Việc cho các em học sinh yếu tự kiểm ra, đánh giá kết quả bài làm của mình, của bạn nhằm giúp cho các em tự phát hiện ra cái sai của mình để khăc phục, thấy cái sai của bạn để tránh khi làm bài, nó cũng giúp cho các em khắc sâu kiến thức đã học và cảm thấy tự tin, hứng thú hơn trong học Toán.
Việc làm trên cũng giúp các em thấy tự tin hơn, tích cực hơn tham gia hoạt động khi học và cảm thấy việc học tập toán không phải là điều quá khó đối với bản thân của mình, mình có thể làm tốt hơn, học giỏi hơn rất nhiều nếu có cố gắng.
Không nên có những lời chê bai đối với các em vì như thế dễ làm cho các em nãn chí và không cố gắng trong học tập.
Giúp học sinh tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập bằng lời động viên đúng lúc
Khi dạy đối tượng học sinh yếu kém, giáo viên cần quan tâm nhiều đến việc tổ chức cho các em hoạt động.
Tâm lý của các em trong độ tuổi học sinh thường rất hiếu động nhưng do mặc cảm là mình học yếu và do không tiếp thu được kiến thức nên thường rất thụ động.
Giáo viên cần có những câu hỏi nhỏ, những yêu cầu đơn giản mà khả năng các em có thể trả lời được để dẫn dắt các em vào các câu hỏi, các yêu cầu lớn hơn.
Thông thường khi dạy, thầy Lộc thường chia học sinh thành từng đội, từng nhóm và tổ chức các hình thức thi đua trong từng hoạt động để tập cho các em mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình trước tập thể, rèn cho các em tính tự tin và chủ động trong học tập.
Khi làm một dạng bài tập nào đó, tôi thường cho từng em nêu cách làm, kết quả làm bài của mình, nếu đúng thì có lời khen để động viên, nếu sai đặt câu hỏi dẫn dắt để học sinh tự nhận thấy cái sai của mình, tại sao mình sai, mình có thể làm đúng được hay không, làm bằng cách nào … Từ đó cho các em tự sữa chữa để được bài làm đúng.
Dùng những những việc làm, hình ảnh thực tế để lồng ghép vào bài học, giúp học sinh tính toán nhanh và dễ nhớ kiến thức Toán học
Khi cho học sinh thực hiện các phép tính về Toán học, các bài Toán, giáo viên có thể thay đổi nội dung đề bài lồng ghép với các việc làm thực tế học sinh thường làm hàng ngày để các em dễ hiểu nội dung bài, dễ suy nghĩ và dễ dàng làm được bài, từ đó giúp các em vận dụng và nhớ kiến thức dễ hơn.
Khi giảng dạy giáo viên có thể dùng các hình ảnh so sánh như :
Số dương là số tiền ta đang có, số âm là tiền ta đã chi tiêu; cộng cho số dương là tiền ta có thêm, cộng cho số âm là ta đã chi tiêu đi.
Tập học sinh biết tận dụng sự hỗ trợ của máy tính cầm tay để học
Học sinh yếu kém thường tính toán chậm, học bài lý thuyết thì lâu nhớ nhưng thực hành trên máy tính thì đa số các em đều thực hiện rất nhanh.
Vì vậy trong quá trình giảng dạy, thầy Lộc thường xuyên luyện tập cho các em biết giải phương trình và hệ phương trình bằng máy tính. Tập cho các em có thói quen sử dụng máy tính trong một số công việc như :
Kiểm tra kết quả khi thực hiện các phép biến đổi đơn giản, các phép tính về căn bậc hai.
Kiểm tra kết quả giải phương trình và hệ phương trình theo yêu cầu.
Vận dụng và giải được các phương trình và hệ phương trình khi giải Toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình.
Ngoài ra còn sử dụng vào các phần học khác có liên quan trong chương trình.
-----------------------------------------------------------
Tags : Xem diem thi
Với các em học sinh yếu, không thể đòi hỏi các em phải nhớ thật nhiều kiến thức cùng một lúc mà nên tập cho các em làm quen, nhắc lại thường xuyên các kiến thức rất đơn giản, ai cũng có thể nhớ mà lại thường sử dụng cho bài học
Điều này để tập dần việc nhớ và vận dụng kiến thức cũ có liên quan, giúp các em nhận ra rằng những vấn đề tưởng như khó khăn phức tạp nhưng thật ra rất đơn giản.
Ví dụ: Trong chương trình Đại số lớp 9 : Phần đông tâm lý học sinh nhất là học sinh yếu khi học về Căn bậc hai thường rất sợ vì cho đó là nội dung khó học nên không tập trung, không tích cực suy nghĩ và phân tích các dạng bài tập.
Để khắc phục tình trạng nầy, khi dạy học sinh yếu kém, thầy Lộc thường cho học sinh nhắc lại thường xuyên các kiến thức đơn giản mà vận dụng tốt vào bài học.
Các kiến thức tuy rất đơn giản nhưng nhắc lại thường giúp các em có thể vận dụng được nhanh vào các bài tập cơ bản về căn bậc hai.
Khi dạy các nội dung khác, cũng cho các em nhắc lại những nội dung có liên quan tương tự.
Kiến thức truyền thụ cho học sinh yếu, giáo viên cần phân thành từng dạng, mỗi dạng cần có các bước thực hiện cụ thể, rõ ràng để học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng.
Một trong những hoạt động cơ bản của học sinh trong học tập môn Toán ở trường THCS là hoạt động giải Toán nhưng học sinh yếu Toán đều gặp khó khăn trong hoạt động này.
Lý do là các em bị mất kiến thức cơ bản từ các lớp dưới nên tiếp thu kiến thức rất chậm, khi vận dụng vào bài, các em không biết bắt đầu từ đâu, sử dụng kiến thức nào đã học, sử dụng như thế nào và thực hiện theo con đường nào.
Sách giáo khoa thường chỉ trình bày chung, hạn chế các bước thực hiện nên học sinh trung bình hay yếu kém không thể tự học theo sách được.
Vì vậy khi dạy học sinh yếu kém, thầy Lộc nghiên cứu soạn kỹ lại từng bước thực hiện của từng dạng Toán cơ bản trong chương trình, giúp học sinh tiếp cận được từng dạng Toán và từng bước giải để các em có thể vận dụng dễ dàng hơn trong hoạt động giải Toán.
Tất cả các dạng bài tập toán cơ bản trong chương trình, thầy Lộc đều nghiên cứu phân chia từng bước thực hiện cho phù hợp để học sinh có thể dễ dàng thực hiện.
Ví dụ: Khi vận dụng vào giải Toán, thầy Lộc thường cho cho học sinh xác định dạng Toán đang giải, từng bước thực hiện như thế nào.
Có thể nhắc lại các bước thực hiện nhiều lần để quen với cách làm, từ đó giúp học sinh hiểu được với từng dạng bài tập mình sẽ thực hiện từng bước giải thế nào và vận dụng được từng bước giải theo thứ tự và có hiệu quả.
Luyện tập thường xuyên để học sinh biết cách trình bày từng dạng bài tập Toán
Thực tế cho thấy phần nhiều học sinh học yếu toán khi học trên lớp các kiến thức của bài các em có thể tiếp thu được, thầy hỏi thì có thể trả lời được ngay bằng miệng nhưng khi trình bày lời giải của một bài toán thì không làm được gì cả.
Điều này dẫn đến tình trạng các em rất lười khâu tự học, tự làm bài tập ở nhà và bài tập, bài kiểm tra viết thường bị điểm thấp.
Để khắc phục tình trạng trên, trong quá trình giảng dạy, thầy Lộc luôn chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng trình bày từng dạng Toán cho từng học sinh bằng cách mỗi dạng bài tập tôi đều có cách trình bày riêng hoàn chỉnh làm mẫu để hướng dẫn các em, giúp các em có cơ sở và biết cách trình bài tương tự khi học.
Một khi biết cách trình bày từng dạng Toán, các em không ngại học và bài làm có điểm số cao hơn.
Cần có hệ thống bài tập tương tự và thay đổi dần, nâng dần các yêu cầu của bài tập lên để tập cho các em vận dụng kiến thức.
Đối với học sinh yếu kém, trong mỗi dạng bài tập ngoài việc có một bài giải thật kỹ, đầy đủ các bước để làm mẫu thì sau khi thực hiện một bài tập mẫu.
Giáo viên cần đưa ra một số bài tập dạng tương tự để học sinh tự làm theo mẫu, sau đó có một số thay đổi về yêu cầu để tập cho các em suy nghĩ và vận dụng một phần đã có trong bài cũ vào bài tập mới.
Điều này giúp học sinh thấy rằng bản thân mình có thể làm được một số yêu cầu của bài, cũng cố học sinh tự tin vào khả năng của mình, từ đó tích cực suy nghĩ để giải quyết những yêu cầu mới còn lại trong bài.
Khi thực hiện bài tập mới, giáo viên cần cho học sinh nhận xét: Bài mới có những gì tương tự với bài đã thực hiện? Những yêu cầu nào mới trong bài ? Có thể biến đổi thế nào để đưa bài mới về tương tự bài đã làm? Có thể sử dụng kiến thức nào, phương pháp nào để thực hiện yêu cầu mới đó?
Kịp thời có câu hỏi gợi ý để dẫn dắt học sinh phát hiện đưa những yêu cầu mới về cái tương tự mà mình đã đã học, đã làm được
Tỉ lệ các yêu cầu tương tự trong bài tập mới để các em có thể tự làm bài được từ 20 đến 30, rồi nâng dần đến 50 hay 70%.
Những yêu cầu mới có thể thay đổi dần từ ít đến nhiều, từ thấp đến nâng dần lên cao cho phù hợp với từng nội dung kiến thức cần dạy cho học sinh.
Cho các em tự nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của mình, của bạn để khắc sâu kiến thức đã học.
Thông thường khi dạy học sinh yếu kém môn Toán, từng dạng bài tập, thầy Lộc đều cho học sinh trình bày lại bài làm của mình trên bảng.
Sau khi trình bày xong, cho học sinh tự nhận xét bài làm của mình từ cách trình bày, kiến thức sử dụng … xem đã hoàn chỉnh hay chưa; cho học sinh khác nhận xét bài làm của bạn chỗ nào đúng, chỗ nào chưa đúng, cần bổ sung thế nào để bài làm được hoàn chỉnh.
Nếu học sinh không phát hiện được hết những chỗ sai giáo viên có thể nói: Bài này còn 1 hoặc 2 chỗ sai hoặc chưa đúng, chưa hoàn chỉnh để học sinh cùng phát hiện.
Khi phát hiện, gợi ý để các em nêu cách sửa lại chỗ chưa đúng cho đúng, sau đó chốt lại thật kỷ để các em nhớ và vận dụng trong các bài sau.
Việc cho các em học sinh yếu tự kiểm ra, đánh giá kết quả bài làm của mình, của bạn nhằm giúp cho các em tự phát hiện ra cái sai của mình để khăc phục, thấy cái sai của bạn để tránh khi làm bài, nó cũng giúp cho các em khắc sâu kiến thức đã học và cảm thấy tự tin, hứng thú hơn trong học Toán.
Việc làm trên cũng giúp các em thấy tự tin hơn, tích cực hơn tham gia hoạt động khi học và cảm thấy việc học tập toán không phải là điều quá khó đối với bản thân của mình, mình có thể làm tốt hơn, học giỏi hơn rất nhiều nếu có cố gắng.
Không nên có những lời chê bai đối với các em vì như thế dễ làm cho các em nãn chí và không cố gắng trong học tập.
Giúp học sinh tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập bằng lời động viên đúng lúc
Khi dạy đối tượng học sinh yếu kém, giáo viên cần quan tâm nhiều đến việc tổ chức cho các em hoạt động.
Tâm lý của các em trong độ tuổi học sinh thường rất hiếu động nhưng do mặc cảm là mình học yếu và do không tiếp thu được kiến thức nên thường rất thụ động.
Giáo viên cần có những câu hỏi nhỏ, những yêu cầu đơn giản mà khả năng các em có thể trả lời được để dẫn dắt các em vào các câu hỏi, các yêu cầu lớn hơn.
Thông thường khi dạy, thầy Lộc thường chia học sinh thành từng đội, từng nhóm và tổ chức các hình thức thi đua trong từng hoạt động để tập cho các em mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình trước tập thể, rèn cho các em tính tự tin và chủ động trong học tập.
Khi làm một dạng bài tập nào đó, tôi thường cho từng em nêu cách làm, kết quả làm bài của mình, nếu đúng thì có lời khen để động viên, nếu sai đặt câu hỏi dẫn dắt để học sinh tự nhận thấy cái sai của mình, tại sao mình sai, mình có thể làm đúng được hay không, làm bằng cách nào … Từ đó cho các em tự sữa chữa để được bài làm đúng.
Dùng những những việc làm, hình ảnh thực tế để lồng ghép vào bài học, giúp học sinh tính toán nhanh và dễ nhớ kiến thức Toán học
Khi cho học sinh thực hiện các phép tính về Toán học, các bài Toán, giáo viên có thể thay đổi nội dung đề bài lồng ghép với các việc làm thực tế học sinh thường làm hàng ngày để các em dễ hiểu nội dung bài, dễ suy nghĩ và dễ dàng làm được bài, từ đó giúp các em vận dụng và nhớ kiến thức dễ hơn.
Khi giảng dạy giáo viên có thể dùng các hình ảnh so sánh như :
Số dương là số tiền ta đang có, số âm là tiền ta đã chi tiêu; cộng cho số dương là tiền ta có thêm, cộng cho số âm là ta đã chi tiêu đi.
Tập học sinh biết tận dụng sự hỗ trợ của máy tính cầm tay để học
Học sinh yếu kém thường tính toán chậm, học bài lý thuyết thì lâu nhớ nhưng thực hành trên máy tính thì đa số các em đều thực hiện rất nhanh.
Vì vậy trong quá trình giảng dạy, thầy Lộc thường xuyên luyện tập cho các em biết giải phương trình và hệ phương trình bằng máy tính. Tập cho các em có thói quen sử dụng máy tính trong một số công việc như :
Kiểm tra kết quả khi thực hiện các phép biến đổi đơn giản, các phép tính về căn bậc hai.
Kiểm tra kết quả giải phương trình và hệ phương trình theo yêu cầu.
Vận dụng và giải được các phương trình và hệ phương trình khi giải Toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình.
Ngoài ra còn sử dụng vào các phần học khác có liên quan trong chương trình.
-----------------------------------------------------------
Tags : Xem diem thi