Sáng nay (11/6), dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Bộ GD&ĐT tổ chức lễ công bố kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020 và hội thảo cam kết xây dựng kế hoạch hỗ trợ tổ chức thực hiện của nhóm điều phối giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp.
Ngày 16/11/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Thực hiện quyết định này, sau thời gian nghiên cứu và tổ chức xây dựng, ngày 08/9/2011, Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.
Kế hoạch hành động này đặc mục tiêu đến năm 2015 sẽ hoàn thành việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho 100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan quản lý thuộc ngành giáo dục và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; hoàn thành việc lồng ghép, tích hợp những kiến thức cơ bản về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào các chương trình giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường để từ năm 2016 tổ chức triển khai đại trà theo kế hoạch cụ thể của Bộ GD&ĐT. Cũng đến năm 2015 sẽ hoàn thành việc mở và tổ chức đào tạo các chuyên ngành phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai...
Năm 2012, theo kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 sẽ hoàn thành việc nghiên cứu và thiết kế mô hình trường/lớp học phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; đến năm 2015 xây dựng thí điểm ở một số khu vực đặc thù và từ 2016 - 2020 tổ chức triển khai áp dụng đại trà mẫu trường/lớp học này.
Bộ GD&ĐT đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thực hiện các nội dung của Kế hoạch này, như: Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão của Bộ thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão và triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020; ban hành Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2012; triển khai xây dựng các đề án đã được xác định trong Kế hoạch, trong đó tập trung ưu tiên làm trước các đề án quan trọng…
Ông Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ công tác HSSV của Bộ GD&ĐT cho biết, trong thời gian tới, bên cạnh tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, sẽ hoàn thiện cơ chế phối hợp cung ứng trong hoàn cảnh khẩn cấp giữa Bộ GD&ĐT, các nhà cung ứng và các cơ sở GD&ĐT tiếp nhận cung ứng; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ, các cá nhân, tổ chức có liên quan triển khai các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu của ngành giáo dục.
Báo cáo về kết quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành giáo dục trong thời gian qua và sự phối hợp với công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ GD&ĐT) Lê Trọng Hùng đã đề xuất triển khai nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục cùng với các nội dung của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và cho biết sẽ xin ý kiến của lãnh đạo Bộ GD&ĐT về vấn đề này trong cuộc họp Ban chỉ đạo sắp tới.
Tại hội thảo, đại diện một số sở GD&ĐT, trường đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu. Đại diện các tổ chức quốc tế như Unicef, Unesco, Tổ chức cứu trợ trẻ em, Tổ chức tầm nhìn thế giới tại Việt Nam, Hội chữ thập đỏ CHLB Đức… đều thể hiện mong muốn sẽ tiếp tục hỗ trợ một cách có hiệu quả cho ngành giáo dục trong lĩnh vực này.
Kế hoạch hành động này đặc mục tiêu đến năm 2015 sẽ hoàn thành việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho 100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan quản lý thuộc ngành giáo dục và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; hoàn thành việc lồng ghép, tích hợp những kiến thức cơ bản về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào các chương trình giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường để từ năm 2016 tổ chức triển khai đại trà theo kế hoạch cụ thể của Bộ GD&ĐT. Cũng đến năm 2015 sẽ hoàn thành việc mở và tổ chức đào tạo các chuyên ngành phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai...
Năm 2012, theo kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 sẽ hoàn thành việc nghiên cứu và thiết kế mô hình trường/lớp học phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; đến năm 2015 xây dựng thí điểm ở một số khu vực đặc thù và từ 2016 - 2020 tổ chức triển khai áp dụng đại trà mẫu trường/lớp học này.
Bộ GD&ĐT đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thực hiện các nội dung của Kế hoạch này, như: Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão của Bộ thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão và triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020; ban hành Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2012; triển khai xây dựng các đề án đã được xác định trong Kế hoạch, trong đó tập trung ưu tiên làm trước các đề án quan trọng…
Ông Ngũ Duy Anh – Vụ trưởng Vụ công tác HSSV của Bộ GD&ĐT cho biết, trong thời gian tới, bên cạnh tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, sẽ hoàn thiện cơ chế phối hợp cung ứng trong hoàn cảnh khẩn cấp giữa Bộ GD&ĐT, các nhà cung ứng và các cơ sở GD&ĐT tiếp nhận cung ứng; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ, các cá nhân, tổ chức có liên quan triển khai các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu của ngành giáo dục.
Báo cáo về kết quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành giáo dục trong thời gian qua và sự phối hợp với công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ GD&ĐT) Lê Trọng Hùng đã đề xuất triển khai nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục cùng với các nội dung của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và cho biết sẽ xin ý kiến của lãnh đạo Bộ GD&ĐT về vấn đề này trong cuộc họp Ban chỉ đạo sắp tới.
Tại hội thảo, đại diện một số sở GD&ĐT, trường đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu. Đại diện các tổ chức quốc tế như Unicef, Unesco, Tổ chức cứu trợ trẻ em, Tổ chức tầm nhìn thế giới tại Việt Nam, Hội chữ thập đỏ CHLB Đức… đều thể hiện mong muốn sẽ tiếp tục hỗ trợ một cách có hiệu quả cho ngành giáo dục trong lĩnh vực này.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu chỉ đạo. Ảnh: gdtd.vn |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển ghi nhận những đóng góp của các tổ chức quốc tế đối với ngành giáo dục trong lĩnh vực phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời hy vọng tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức trong thời gian tới.
Về việc lồng ghép nội dung phòng chống giảm nhẹ thiên tai và nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, nói chung, hai chương trình này đều có một số điểm giống nhau, về thành phần nhiệm vụ và nội dung trong từng nhiệm vụ, như: tuyên truyền, xây dựng tài liệu, tập huấn giáo viên; đánh giá dự phòng hậu quả trước, trong và sau thiên tai; xây dựng nguồn lực dự phòng để giúp việc khắc phục hậu quả; cố gắng muốn xây dựng trường học thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; đào tạo lực lượng chuyên về việc này cho quốc gia nói chung, cho ngành giáo dục nói riêng, trong đó hướng tới đào tạo sau ĐH…
Nhấn mạnh việc các địa phương, nhà trường cần lồng ghép nhiệm vụ của ngành giáo dục với sự chỉ đạo của ủy ban, chỉ đạo của địa phương để thực hiện có hiệu quả, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đồng thời yêu cầu địa phương chủ động, tích cực triển khai một số công việc như rà soát năng lực của các cơ sở trường học, các ban chỉ đạo trong ngành ở địa phương; hướng dẫn giáo viên dạy tích hợp các nội dung phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai hay ứng phó với biến đổi khí hậu; ý thức tiết kiệm năng lượng…
Về việc lồng ghép nội dung phòng chống giảm nhẹ thiên tai và nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, nói chung, hai chương trình này đều có một số điểm giống nhau, về thành phần nhiệm vụ và nội dung trong từng nhiệm vụ, như: tuyên truyền, xây dựng tài liệu, tập huấn giáo viên; đánh giá dự phòng hậu quả trước, trong và sau thiên tai; xây dựng nguồn lực dự phòng để giúp việc khắc phục hậu quả; cố gắng muốn xây dựng trường học thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; đào tạo lực lượng chuyên về việc này cho quốc gia nói chung, cho ngành giáo dục nói riêng, trong đó hướng tới đào tạo sau ĐH…
Nhấn mạnh việc các địa phương, nhà trường cần lồng ghép nhiệm vụ của ngành giáo dục với sự chỉ đạo của ủy ban, chỉ đạo của địa phương để thực hiện có hiệu quả, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đồng thời yêu cầu địa phương chủ động, tích cực triển khai một số công việc như rà soát năng lực của các cơ sở trường học, các ban chỉ đạo trong ngành ở địa phương; hướng dẫn giáo viên dạy tích hợp các nội dung phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai hay ứng phó với biến đổi khí hậu; ý thức tiết kiệm năng lượng…