Kiến thức hay thành tích?
Áp lực học trước, học thêm, thi cử hết vào trường chuyên lại tới lớp chọn… có lẽ khiến cho ít học sinh nước nào trên thế giới khổ như học sinh VN hiện nay. Nhưng trào lưu chung giờ đây (không hiểu vì sao) lại như vậy, khiến cứ nói đến học và thi thì hầu như bất kỳ ai trong xã hội cũng… hãi, chứ đâu chỉ học sinh và các bậc phụ huynh.
Có lẽ cũng chính bởi thế, lý do được phía Nói Không với kỳ thi này viện dẫn ra rất nhiều, với minh chứng mới nhất là vụ tiêu cực thi cử vừa “bị lộ” tại Bắc Giang. Những gì họ nói xem ra đều rất có lý, nhất là khi thủ phạm “bệnh thành tích” dường như chẳng còn thèm “dấumặt” ngay cả trong các kỳ thi với sự giám sát, bảo vệ trong ngoài tầng tầng lớp lớp
“Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa tốn kém vừa không thiết thực và nảy sinh nhiều tiêu cực. Nên bỏ kỳ thi này, chỉ xét tốt nghiệp theo kết quả học tập 3 năm THPT và tập trung làm tốt kỳ thi tuyển sinh cao đẳng và đại học là được. Trường hợp học sinh nào đó được xét tốt nghiệp THPT có hơi "dễ" quá so với lực học, thì với lực học ấy cũng chẳng thi nổi vào ĐH và CĐ mà chỉ có con đường học THCN hoặc học nghề.
Mặt khác, chính vì xét tốt nghiệp nên học sinh sẽ phải học toàn diện hơn chứ không học tủ, học lệch như hiện nay. Hơn nữa, điều cần làm ngay và kiên quyết là phải bằng mọi giá xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục (thật ra là kể cả trong các ngành khác, chứ không riêng gì Giáo dục). Năm nào cũng đưa ra chỉ tiêu tốt nghiệp và các trường phải ký kết, nếu không hoàn thành thì cuối năm lại lắm chuyện xảy ra, rồi còn có thể mất đoàn kết do ganh đua giành giải khen thưởng.v.v... cho dù kết quả học tập còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Tóm lại bệnh thành tích chỉ làm cho cả thày và trò (kể cả phụ huynh nữa) phải tìm các biện pháp tiêu cực để đạt được mà thôi” - Đỗ Vĩnh Hòa: dovinhhoa37@yahoo.com
“Theo tôi nghĩ, nếu cấp trên không sính BỆNH THÀNH TÍCH thì đâu đến nỗi nền giáo dục mình như vậy. Cấp trên không đưa chỉ tiêu thành tích cho cấp dưới thì làm sao có những chuyện này. Căn bệnh này đã có từ lâu rồi, cần phải chữa trị gấp!!! Tôi thấy các nhà quản lí giáo dục chỉ nghiêm khi nói, chứ các ngài đã đi sâu vào thực tế chưa, hay chỉban hành quy định này, quy định nọ ...rồi nói thế này, thế kia… Mà thực tế ra sao có lẽ chỉ những giáo viên chúng tôi mới hiểu, nhưng cũng chịu vì “lấy gậy mà chống trời...ư?” Thực trạng còn nhiều điều đáng buồn hơn trong giáo dục Việt Nam , kể đến bao giờ cho hết. Cũng chỉ biết mong rằng ngành giáo dục Việt Nam sẽ khởisắc hơn!” – Lê Văn An: levanan123@gmail.com
“Theo tôi, chúng ta nên phổ cập bằng tốt nghiệp để tránh gây ra tình trạng thất nghiệp gia tăng, có thể dẫn đến các tệ nạn xã hội khác. 12 năm học cũng nên cấp cho người ta cái bằng tốt nghiệp để người ta có công ăn việc làm chứ. Nếu không bỏ kì thi tốt nghiệp thì tôi nghĩ bộ GDĐT nên giảm tải bớt kiến thức thi tốt nghiệp, 6 môn là quá nhiều, nhất là có đến 3 môn học thuộc thì học sinh bắt buộc phải học vẹt. Mà có khi học xong cũng chẳng nhớ nổi cho dù đó có là kiến thức trong sách giáo khoa đi chăng nữa. Hình thức học như vậy không thể đánh giá chất lượng học sinh 1 cách đúng đắn được” - Phuong: noname19xx@gmail.com
“Tôi nghĩ, còn thi tốt nghiệp là còn tiêu cực. Muốn hết tiêu cực chỉ có xóa bỏ thi tốt nghiệp đi mà thôi” - Hải: haikim_vn@yahoo.com.vn
“Cách thức thi tốt nghiệp THPT như hiện tại, tôi thấy chỉ làm học sinh mất thời gian ôn thi vô bổ, dẫn đến những hành động gian lận và sự giả dối của cả giám thị. Tôi là người đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011. Qua quan sát, tôi thấy rằng nguyên nhân sâu xa nhất của tiêu cực trong kỳ thi này chính là ý nghĩa của nó. Đơn giản nó là một kỳ thi ít ý nghĩa nên sẽ vô nghĩa khi phải giữ gìn trật tự, nghiêm túc trong kỳ thi này.
Thứ nhất, về tên gọi, kì thi tốt nghiệp có mục đích chính là để tuyển lựa những thí sinh có được mức kiến thức căn bản của cả thời THPT. Thế nhưng đề thi lại chủ yếu xoay quanh kiến thức lớp 12. Thực tế kiến thức 10, 11 rất phong phú, mang tính nền tảng nhưng lại bị coi không phải là những "kiến thức căn bản" để đưa vào kì thi. Ngay chính điều này đã thể hiện sự ít ý nghĩa của cả kì thi.
Thứ hai, tôi xin nói về bản chất, cách đánh giá của kì thi này. Khác với thi tuyển sinh, kì thi tốt nghiệp chỉ yêu cầu thí sinh trên 30 điểm để tốt nghiệp cùng những quy định cụ thể về việc phân loại tốt nghiệp giỏi, khá và trung bình. Nói cho đúng thì kì thi yêu cầu thí sinh phải học đều các môn.
Điều không hợp lý là qua các năm, Bộ sẽ lựa chọn 3 môn thi khác nhau (ngoài 3 môn cố định). Điều này được giải thích là để học sinh không học lệch, nhưng do không thông báo sớm (thường là qua Tết) nên phần đông học sinh không chú tâm ôn luyện tất cả các môn (như mục đích của việc này), mà lại chỉ quan tâm vào khối thi đại học của mình.
Khi Bộ đã đưa ra môn thi thì HS hầu như đều “nước đến chân mới nhảy”. Dù rằng học sinh có thể thuộc nhanh, nhưng những kiến thức sẽ quên rất nhanh. Hầu hết bạn bè tôi đều thế. Qua đây, chúng ta thấy cách đánh giá của kì thi có vẻ cũng… ít ý nghĩa.
Thứ ba, chúng ta hãy nói về kết quả của kì thi này mang lại cho xã hội. Nếu đúng như những gì tôi được học, tôi nghĩ bản thân mình đã không thể lĩnh hội được những kiến thức của môn lịch sử (theo đúng mức căn bản của sách giáo khoa), đơn giản vì năm 2011 không thi tốt nghiệp môn này.
Nói điều này để thấy, hầu hết các trường chỉ chú tâm nhồi nhét những kiến thức các môn thi cho học sinh của mình. Chúng ta có thể thấy, ngay cả những thí sinh đã vượt qua bằng thực chất cũng không có đủ kiến thức căn bản chứ đừng nói đến những thí sinh phải gian lận. Qua đó, thi tốt nghiệp như hiện nay tôi nghĩ là chẳng đem lại lợi ích cụ thể gì.
Thứ tư, kì thi tốt nghiệp không mang lại cho chính người đi thi một điều gì. Tôi là người đã tận mắt chứng kiến ngay trong phòng thi, thí sinh đọc bài cho nhau chép. Có đôi lúc giám thị cũng nhắc nhở, nhưng vẫn chỉ là “giơ cao đánh khẽ”.
Điều đọng lại cho chính những thí sinh là mất thời gian ôn thi ít bổ ích (vì chính sự ít ý nghĩa của kì thi), những hành động gian lận và sự giả dối của giám thị. Nói như thế, các bạn có thể hiểu vì sao những thí sinh gian lận nhiều thế rồi đấy.
Thứ năm, kỳ thi tốt nghiệt vốn dĩ ít ý nghĩa nhưng đôi lúc lại trở thành một chỉ tiêu “thành tích ảo tưởng” của các trường học. Vẫn biết các trường cần một mức thang đo để thể hiện chất lượng, nhưng có thể do cố chấp, nhiều người vẫn đưa kỳ thi tốt nghiệp trở thành một áp lực lên các trường.
Do đó, các trường buộc lòng phải dạy cho học sinh để thi đỗ mà không chú tâm thực chất, chính điều này nảy sinh tâm lý không trung thực cho học sinh. Theo tôi nên bỏ hình thức thi này....” - Vũ Hoàng Nam: langtudapxichlo@gmail.com
“Tôi ủng hộ ý kiến bỏ thi tốt nghiệp lớp 12 , vì kì thi tốt nghiệp diễn ra như bây giờ rất tốn kém và không có hiệu quả . Bộ không cho HS mang các thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi và các lí do khác, nên các hiện tượng tiêu cực trong kì thi còn ít. Nhưng không có những HS bị phát hiện như ở Bắc Giang, thì kì thi này chắc sẽ vẫn được đánh giá là diễn ra nghiêm túc theo tổng kết của Bộ GDĐT?” - Bùi Thanh Liêm: buithanh.liem@yahoo.com.vn
“Nếu thực sự không hạn chế được nạn gian lận, thì tốt nhất là bỏ luôn kỳ thi Tốt nghiệp THPT đi cho đỡ tốn tiền.. Giáo dục cứ như thế này thì đất nước mong sao phát triển nhanh được đây ???” - Nguyễn Ngọc Kiên: nokiax94@gmail.com
“Bỏ thi tốt nghiệp đi thì không cần phải bàn gì nữa. Các trường đại học tuyển sinh nghiêm ngặt là ok. Hix… bằng cấp 3 giờ hầunhư cũng có tác dụng gì đâu?” - Le Van Lang: vanlangvp01@gmail.com
“Phải bỏ thi tốt nghiệp. Chỉ cần dạy tốt, học tốt trên lớp, không dạy thêm. Hết chương trình cấp cho học sinh chứng nhận: Đã học hết chương trình PTTH chẳng hạn. các trường Đại học, Cao đẳng nhận sinh viên đầu vào trên cơ sở điểm trung bình các môn suốt quá trình học PTTH . Tại sao bộ Giáo dục Đào tạo có rất nhiều nhà giáo, nhà khoa học rất giỏi trong quản lý mà năm nào thi cũng có sự cố về tiêu cực thế?” - Huỳnh Hải: huynhhai71@gmail.com
“Theo tôi, tốt nhất để thầy không chạy theo thành tích, trò không dồn dập thi cử, thì nên xét tốt nghiệp căn cứ theo lực học trong học bạ. Bạn nào không tiếp tục học được vẫn có bằngphổ thông để xin việc. Còn bạn nào muốn theo học cao hơn thì cứ yên tâm mà ôn thi tiếp” - Loan: loan874cd@gmail.com
“Thi tốt nghiệp thì nơi nào cũng vậy thôi chứ không riêng gì Bắc Giang! Tốt nhất là nên bỏ thi để dành tiền đầu tư cơ sở vật chất cho học tập thì hơn” - Mr Rùa: lengocphan94@gmail.com
“Theo tôi nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp, tôi cũng ủng hộ là phải xử nghiêm hội đồng thi ở Bắc Giang. Nhưng thưa GS và Bộ trưởng, tôi xin cam đoan nạn tiêu cực này là ở đa số. Thanh Hóa quê tôi cũng vậy. Họ thuê cả máy photo đặt ở cổng trường để in phao cho nhanh. Và mọi người ở đây xem đó là bình thường, vì không làm như thế thì các thầy cô giáo như tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mặc dù là trường khác xem thi, nhưng anh em giáo viên với nhau thì vẫn phải làm vậy thôi, chẳng qua là có đi có lại, mình làm gắt thì học sinh của mình để ai lo.
Chỉ thấy một điều khi nghe tin này là thương cho anh em giáo viên ở hội đồng thi đó không may. Không trách học sinh quay clip vì cũng có học sinh học thực sự và ghét sự giả dối. Ngành giáo dục hiện tại đã lại quay lại bệnh thành tích như xưa, chỉ có điều tinh vi hơn thôi. Buồn. Các GS, TS ở Hà Nội hình như ngồi cao quá nên không thấy gì, cả nội dung chương trình học như thế đến thầy còn không dám chắc học nổi chứ nói gì học sinh. Học quá nhiều môn, nhiều nội dung, môn nào cũng ép học sinh học tốt. Người chứ đâu phải cái máy, cần xem lại khái niệm "con người toàn diện"” - Xin giấu tên: rockbuith@yahoo.com
“Rất nên bỏ kỳ thì tốt nghiệp. Ngành giáo dục cần xác định lại mục tiêu của chương trình giáo dục đến hết PTTH là cái gì, tại sao lại cứ phải thi tốt nghiệp? Hết PTTH chỉ là trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản của cuộc sống để sẵn sàng học nghề, bước vào đời mà thôi. Các kiến thức cuộc sống rất cơ bản như giao tiếp xã hội, sinh hoạt nhóm, sơ cứu người gặp nạn cũng như nhiều kỹ năng tồn tại thì bị bỏ qua hoặc chỉ lướt qua hời hợt.
Chúng ta nên xét tốt nghiệp theo cách mà học sinh buộc phải hoàn thành chứng chỉ các bộ môn nào đó, học sinh nào không hoàn thành thì chỉ phải học lại bộ môn đó thôi” -Phạm Sơn: thuyps@yahoo.com
“Chẳng có việc gì là không thể, và thi tốt nghiệp PTTH cũng không phải là ngoại lệ. Nếu chỉ tổ chức để các em nắm bắt được chương trình, biết mình học hết lớp 12 thì không nên tốn kinh phí để tổ chức thi tốt nghiệp. Nên để dành tiền đó hỗ trợ cho HS nghèo, tổ chức các chương trình bổ ích cho các em trang bị vào cuộc sống như: các khóa học về pháp luật, các kỹ năng mềm khi va chạm trong cuộc sống. Trong khi tính toàn bộ học sinh sau khi tốt nghiệp thì có chưa đến 50% sử dụng kiến thúc được học để áp dụng vào cuộc sống, mà vẫn phải phụ thuộc vào gia đình để trang trải cuộc sống đấy thôi. Vì vậy, theo tôi nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp PTTH là chính xác” – Le Hao: pho24g@yahoo.com
“Cần mạnh dạn bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Tôi có may mắn học trường trung học Nông Lâm Súc Huế (từ năm 1969-1972, lớp 10 đến 12). chúng tôi không thi tốt nghiệp như phổ thông, mà chỉ học thêm chuyên môn, tốn thêm 50% thời gian, lấy kết quả học hàng tháng và2 học kỳ làm điểm tốt nghiệp tú tài I và II (tương đương phổ thông bây giờ). Thấy rất tốt.
Chỉ cần học sinh cố gắng học trung bình đến khá trong ba năm và không có vi phạm kỷ luật là được tốt nghiệp. Tuy vậy cần tổ chức tốt thi học kỳ và thầy cô chấm điểm công minh là hơn. Không cần tổ chức thi tốt nghiệp PTTH tốn kém, căng thẳng mà tỉ lệ đậu cứ trên 95% là không trung thực” - Lê Hiếu Hữu: lehieuhuu@gmail.com
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 (ảnh: Hồng Hải)
Ý nghĩa và “sức nặng” của tấm bằng
Những người Nói Có ủng hộ quan điểm của GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cũng đồng ý với các phân tích của ông: “Cần xử lý nghiêm giáo viên vi phạm quy chế nhưng không thể vì thế mà bỏ thi tốt nghiệp”…. Và rằng “nếu học sinh học tốt sẽ không quay cóp. Vấn đề quay cóp là do không học nhưng không học thì không là học sinh.
Vì vậy, cái khó nhất là làm sao cho học sinh học. Tất nhiên cũng không thể tránh khỏi tình trạng “Học tài thi phận”, hoặc suy nghĩ “Bỏ thì thương, vương thì tội” cũng nhiều khúc mắc thật khó lý giải vì hình như cách dạy và học cũng như thi cử, tuyển chọn ở nước ta cái gì cũng quá nặng về hình thức, khiến nội dung vẫn chẳng ra sao.
Lập luận phía này đưa ra cũng rất có lý, nhất là khi xem xét kỹ thực tế việc học của trò và việc dạy của thầy cô hiện nay:
“Không thể bỏ thi tốt nghiệp cũng là một ý kiến hay, nhưng quan trọng là quản lý kỳ thi như thế nào cho tốt. Cũng nên thay đổi lại cách xếp loại văn bằng tốt nghiệp, vì cũng có những trường hợp như một học sinh học liên tiếp 12 năm xếp loại giỏi xuất, sắc, thi tốt nghiệp 55,5 điểm vẫn bị xếp loại trung bình. Trên thực tế tôi thấy nhiều thí sinh xếp loại tốt nghiệp loại khá, giỏi mà thi Đại học chẳng đậu trường nào cả.Vì vậy, tôi vẫn thấy cánh đánh giá xếp loại nhân tài ở Việt Nam mình sao mà bất cập quá , dẫn đến cơ quan nhà nước mình tuyển vào biên chế số đông là người không thực tài…” - Thu Hiền: Thuhientn2006@yahoo.com
“Theo tôi, không thể bỏ thi tốt nghiệp THPT mà thêm vào đó phải thi thêm tốt nghiệp THCS để khẳng định được học sinh học như thế nào. Học hết 12 năm học sinh mới biết ý thức học và thi tốt nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân của các em thì có lẽ đã muộn, các em đã có nhiều suy nghĩ trái chiều từ những lớp cấp dưới nữa như: không học vẫn được thầy cô cho lên lớp, dù có lười học, đánh nhau đi chăng nữa vẫn lên lớp để ra khỏi bậc THCS...
Tôi thấy hầu như chỉ có học sinh ở vùng thấp, vùng thị trấn mới có ý thức hơn về chuyện học để làm gì. Còn học sinh ở vùng cao thì nhiều khi không cần học, biết chữ 1 ít, đọc 1 ít là ổn, chỉ cần đi học có mặt trên lớp là có được bằng tốt nghiệp THCS rồi, thích nữa là cứ thế học tiếp THPT. Vậy liệu rồi sau này các em đó sẽ thế nào??
Lương tâm thầy cô đâu muốn vậy, các cấp quản lý thì cũng chắc gì đã muốn thế. Nhưng muốn làm chặt thì học sinh lại bỏ học, mất thi đua... Nói tóm lại là nhiều thứ “bà rằn” với nhau. Vậy nên ngành giáo dục cần xem xét thật kỹ, để sau này ra đường không phải nghe chuyện có những em học sinh phải hỏi người khác: Chữ kia vẽ gì, đọc gì, và cộng thế nào cho đúng...” - Mỹ Vân: dmvan@gmail.com
“Giáo sư phát biểu đúng. Tôi nghĩ như sau: - Thứ nhất là cần nhìn thẳng vào sự thật của nền giáo dục nước nhà. - Thứ hai là Nhà nước cần xử lí nghiêm những người vi phạm đến nơi đến chốn. - Thứ ba là cần nhân rộng những tấm gương đứng ra tố cáo sự dối trá, tiêu cực, có hình thức khen thưởng kịp thời. - Thứ tư là cần mạnh dạn loại bỏ những người không có năng lực thực sự trong ngành…” - Bốn: jamebone11@yahoo.com.vn
“Em hiện giờ đang là sinh viên, đã từng trải qua 2 kì thi tốt nghiệp và thi đại học. Theo ý kiến của em, kì thi tốt nghiệp vẫn rất cần thiết vì đó chỉ là yêu cầu kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh, không đòi hỏi khắt khe như kì thi đại học. Như vậy, có được tấm bằng tốt nghiệp THPT cũng khẳng định mình là người đã được qua đào tạo cơ bản, có kiến thức nhất định. Do vậy, các bạn nào nếu không đậu đại học cũng có thể dễ dàng xin việc lao động phổ thông hoặc xin vào học trường nghề. Nếu mà chỉ tổ chức một kì thì thì sẽ gây áp lực rất lớn cho học sinh, và sẽ càng dễ xảy ra tiêu cực hơn nữa” - Tiến Anh: tienanh_08@yahoo.com.vn
“Có thể kì thi tốt nghiệp là cần thiết, nhưng nên giao cho các trường tổ chức và cấp bằng” - Chi Vu Dai: lenguyen0909@yahoo.com
“Tôi đồng ý với ý kiến của GS” - Nguyễn Duy Quân: nguyenduyquan93bg@gmail.com
“Theo tôi thi tốt nghiệp THPT là cần thiết và thực sự cần thiết. Là một giáo viên, tôi rất hiểu rõ điều này. Nếu không thi thì chất lượng học tập của học sinh sẽ sa sút nghiêm trọng hơn, các trường học bị sức ép rất lớn từ xã hội. Thực hiện những biện pháp nghiêm trong học tập đúng là sẽ có nhiều học sinh ở lại, dẫn đến bỏ học. Nhưng không thi tốt nghiệp học sinh càng lười học hơn, giáo viên càng vất vả hơn. Các trường học luôn ở trong tình trạng trên đe, dưới búa trong khi dù giáo viên đã làm hết sức mình vì học sinh.
Thi tốt nghiệp là một lần đánh dấu bước ngoặc trong cuộc đời học sinh. Tiểu học, THCS, THPT không thi tốt nghiệp, học sinh thường sính cách chỉ học bình bình, GV cũng dạy bình bình, phụ huynh cũng lo bình bình (vì học trung bình cũng đỗ tốt nghiệp). Nếu thi tốt nghiệp THPT, học sinh trung bình chưa chắc đã đỗ nếu không học nghiêm túc. Vậy nên tôi thấyphải thi tốt nghiệp thực chất. Đây cũng là biện pháp để đánh vào ý thức học của cả người dân, vào ý thức của học sinh và của các thầy cô giáo.
Khi nào ý thức đó đã trở thói quen lo học, lo dạy, lo chăm sóc, việc lĩnh hội kiến thức trở thành nhu cầu sống còn trong quần chúng nhân dân rồi, thì chúng ta hãy bỏ thi tốt nghiệp THPT đi. Nhưng Ở VN chúng ta rõ ràng chưa có được điều đó. Vì thế, trước mắt cần phải tổ chưc thi thật nghiêm túc. Điều này không khó, chỉ là chúng ta không muốn làm mà thôi” - Le Hung: m.khanh05@gmail.com
“Theo tôi, không bao giờ nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Thi tốt nghiệp là một lần để học sinh ôn tập kiến thức học được cũng là thời gian để thầy và trò giúp đỡ nhau tìm ra lỗ hổng kiến thức trong quá trình giảng dạy, và cũng là bước tập dượt cho kỳ thi đại học. Đó cũng chính là giúp đỡ các em học sinh nghèo ở xa các trung tâm không có điều kiện học thêm để ôn luyện. Đã từng là học sinh tôi thấm thía điều này, từ chỗ học yếu do gia đình nghèo phải làm việc kiếm tiền giúp gia đình, song nhờ các kỳ thi mà tôi có dịp được các thầy cô giúp đỡ ôn luyện sau này trở thành học sinh giỏi.
Giấy chứng nhận tốt nghiệp cũng là một văn bằng để chứng minh kết thúc một quá trình học tập. Chúng ta không thể mang học bạ đi để xin học đại học, vì ở một số nước nếu không có bằng tốt nghiệp phổ thông thì họ cũng không nhận. Mà ngay ở VN cũng vậy…
Hiện tượng quay cóp của một số học sinh vẫn có và vẫn tồn tại kể cả ở các nước khác. Và để chống tiêu cực các nước đã sử dụng các thiết bị kiểm soát an ninh để kiểm tra học sinh trước khi vào phòng thi, kiểm tra phát hiện thiết bị điện tử vào trong phòng thi, đồng thời đã đưa hệ thống giám sát camera vào giám sát các cuộc thi để chống tiêu cực. Điều kiện của VN chưa có được như vậy, nên chúng ta vẫn phải đối đầu với các tiêu cực đó để chống nó. Khi xã hội ta có đủ điều kiện thì hệ thống camera công khai ghi hình sẽ giúp chúng ta hỗ trợ chống tiêu cực.
Chúng ta cũng không thể giao cho địa phương tổ chức thi được vì sau này thiệtthòi cho các học sinh là có thể bị phân biệt đối xử khi xét duyệt vào các trường khác.
Tiêu cực thì phải chống tiêu cực, đầu tiên là chống ở trong giáo viên và người coi thi, nếu bị phát hiện thì kỷ luật thật nặng để răn đe…. Việc phát hiện tiêu cực cũng nên coi là công để giảm tội nếu cần. Nên khuyến khích các học sinh, giáo viên phát hiện gian lận trong các kỳ thi và dám tố cáo chống tiêu cực - đó cũng là một bước làm trong sạch các kỳ thi. Chúng ta phải làm tốt và phải công bằng, có như vậy giáo dục của ta mới phát triển được” - Bac: backinhth@yahoo.com
“Mười hai năm đi học tiêu tốn bao nhiêu là tiền của, công sức của cả xã hội mà lại bảo là không cần thi thì biết thế nào là kết quả đã đầu tư? Có chăng là cách tổ chức thực hiện thi thế nào cho hiệu quả để có thể đánh giá được thực chất thế nào thôi. Theo tôi, chẳng cần phải thanh tra làm gì, tốn nhân lực và tài chính mà không hiệu quả.Mà cần có cách phúc tra sau thi thật nghiêm túc thì ta sẽ có kết quả trung thực ngay.
Ví dụ sau kỳ thi ta chọn mẫu để phúc tra mỗi tỉnh chọn ngẫu nhiên 1 huyện, mỗi huyện chon ngẫu nhiên 1 trường, mỗi trường chỉ cần chọn ngẫu nhiên ra số học sinh của 1 phòng thi, cho số học sinh này thi lại một đề thi tương đương với đề thi tốt nghiệp vừa diễn ra. Lấy kết quả này so sánh với kết quả của kỳ thi trước đó, ta sẽ thấy nhiều sự khác biệt. Lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước kết quả đó. Như thế thì những người làm công tác giáo dục chắc chẳng ai dám làm thiếu trách nhiệm. Ngay bây giờ ta cứ thử cho số thí sinh ở Đồi Ngô thi lại chính cái đề thi vừa rồi mà xem kết quả như thế nào?”-Ngô Tiến Thịnh: tienthinh.bs1568@gmail.com
“Tại sao có người lại nghĩ là phải bỏ thi tốt nghiệp nhỉ? Bây giờ phải thi mà chất lượng giáo dục còn hạn chế như thế, thì thử hỏi bỏ thi còn được bao nhiêu học sinh chịu học nữa đây? Và bỏ thi tốt nghiệp thì lấy gì đánh giá chất lượng kết quả học phổ thông trung học? Điểm của mấy năm học phổ thông ư? Bây giờ thi mà bệnh thành tích còn như vậy thử hỏi dựa vào điểm cô giáo ghi trong học bạ, tức là dựa vào chủ quan của giáo viên, liệu có được không?
Thi tốt nghiệp mà giáo viên của trường còn ném phao cho học sinh, thử hỏi trong năm học việc xin cho điểm giữa cô và trò lại càng không phải là dễ lắm sao? Không hiểu nghĩ sao mà mọi người kêu bỏ thi tốt nghiệp nữa? Như vậy có nghĩa là không thể bỏ thi tốt nghiệp phổ thông trung học” - Nguyễn Trần Văn: vongphu59@yahoo.com.vn
“Với nền giáo dục của Việt Nam hiện nay, theo tôi chưa thể bỏ thi tốt nghiệp được. Tiêu cực thì phải nghiêm khắc xử lý, tạo nên tâm lý học thật, thi thật. Nếu bỏ thi tốt nghiệp, các em học sinh nhất định sẽ không học những môn học không thi đại học. Như thế rất nguy hiểm!” - Chưa thể bỏ: ngocbich336@yahoo.com
“Không thi Tốt nghiệp thì sao xác định được trình độ? Nói bỏ cứ như… đùa?” -NPT: phi_thoai@yahoo.com
Bỏ thi tốt nghiệp THCS là sai lầm rồi. Vì bỏ thi tốt nghiệp THCS nên HS lên cấp 3 có tính cách và ý chí học tập rất kém. Quá là sai lầm!” – Pham Ba Ninh Binh: godautreviyeutre@gmail.com.vn
“Mỗi một nước có nền giáo dục riêng, các điều hành riêng; hiện nay mức sống người dân, cơ sở vật chất ngành giáo dục không được như các nước phát triển, nên bản thân hiện là một giáo viên, tôi hoàn toàn đồng ý là không thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp được. Không phải học sinh nào cũng có ý thức tự giác học tập, rèn luyện; không phải gia đình nào cũng có điều kiện quan tâm đến con cái, chính vì thế nếu không có kiểm tra, thi cử thì vô tình chúng ta đã làm cho các em lười biếng trong học tập, rèn luyện. Nếu chúng ta thấy khó chống lại tiêu cực và bỏ kỳ thi thì chẳng khác nào chúng ta đầu hàng tiêu cực?” - NTB: nbinhtt22@yahoo.com
“Tôi không tán đồng việc bỏ thi tốt nghiệp THPT. Với chất lượng dạy và học như bây giờ thì đa số học sinh đều xếp loại trung bình khá trở lên, nhưng thực tế kiến thức thì không có được là bao (vì toàn đi học thêm để làm bài điểm cao). Vì vậy, việc thi tuyển THPT là cơ sở quan trọng để xác định được thực lực chính xác của các em” - Trâm Nguyễn: hacuoi_305@yahoo.com
“Theo tôi không nên bỏ kì thi tốt nghiệp THPT. Có thi mới có học. Nếu không, học sinh chỉ học 3 môn thi đại học, còn các môn khác không học gì. Như vậy vừa khổ cho giáo viên dạy, vừa đưa ra trường những học sinh kiến thức phổ thông rất phiến diện. Tôi được biết nhiều học sinh hiện nay rất lười học. Do áp lực thi cử, thầy, cô giáo mới ép được học sinh học, phụ huynh mới quan tâm đến việc học thi của con cái hơn. Khi ra khỏi mái trường THPT, học sinh mời có kiến thức toàn diện hơn. Chỉ nên tổ chức coi, chấm thi tốt hơn chứ không nên bỏ thi” - Nguyễn Kim Rẫn: kimrantb@yahoo.com
Phụ huynh “vạ vật” chờ sĩ tử ngày thi cuối (ảnh: Hoàng Lam)
Nhân tố con người và bệnh thành tích
Cũng có nhóm đứng giữa, chọn cách dung hòa giữa hai luồng Nói Có và Nói Không với lập luận chặt chẽ nhấn mạnh: cái cần xóa bỏ cho được chính là căn bệnh thành tích, mà muốn vậy nhất thiết phải thay đổi từ tư duy của con người:
“Tôi cho rằng ta nên bỏ bệnh thành tích thì xong hết (không còn áp lực thi cử ở tất cả các cấp, chứ không riêng gì thi tốt nghiệp lớp 12). Chỉ vì bệnh thành tích mà làm vậy là “đày đọa” và giáo viên, học sinh quá nhiều. Rõ ràng là cái gì mà chỉ là hình thức thì không tồn tại lâu được. Nếu không bỏ được bệnh thành tích thì không biết vài năm nữa ngành giáo dục sẽ đóng góp cho đất nước ta những con người trình độ ra sao?” - Lê Hữu Nghĩa: lenghia35@gmail.com
“Tôi tin chúng ta vẫn có rất nhiều nhà quản lý giỏi, rất nhiều những thầy cô giáo có tâm huyết trong ngành giáo dục. Nhưng tại sao lại có tình trạng thi cử như hiện nay? Đúng là chúng ta có đường lối quản lý có thể cũng rất nghiêm, có vi phạm là phải xử lý nghiêm minh. Nhưng làm thế nào để phát hiện vi phạm, thì nhiều vị giới chức lại không muốn sử dụng những biện pháp hiệu quả… vì bệnh thành tích đã lấn át hoặc sợ đụng chạm tới nhiều người.
Tôi chi dám lấy một ví dụ nhỏ, mà chắc 5 năm 10 năm nữa khi xem lại mọi người sẽ thấy nó như chuyện thật như đùa. Đó là bây giờ là thời đại công nghệ thông tin rồi, ấy vậy mà một em học sinh dũng cảm quay phim để tố cáo tiêu cực với một thiết bị chỉ cho phép ghi hình chứ không hề có khả năng phát và đọc, không thể dùng đọc nội dung như "phao", nhưng em học sinh đó vẫn đang bị nhiều người cho là phải xử lý nghiêm minh?
Bản chất ở đây là gì? Theo tôi, đó là do thiết bị trên lợi hại quá. Nếu để nó phát huy tác dụng trong tất cả các phòng thi trong kỳ thi tới thì hỡi ôi… chắc cả nước chỉ còn có mấy chục % các em đỗ thi tốt nghiệp.
Vậy đối với các nhà quản lý, có lẽ khôn ngoan nhất là: không nên đi sâu áp dụng công nghệ cao nữa, cứ liên quan đến điện tử là cấm tiệt không cho đem vào phòng thi; xử lý nghiêm em học sinh kia và nhớ khoan hồng cho các thầy cô giáo vi phạm… giơ cao đánh khẽ mà, đặc biệt đừng có sa thải họ. Nếu không có thể họ lại bất mãn như giáo viên N nọ, tìm cách phát hiện tố cáo những tiêu cực mà toàn dân đều biết nhưng chỉ có các nhà quản lý là cố tình không biết nữa thì….
Tóm lại : qua các thời kỳ đổi mới GD: tổ chức quản lý con người vẫn là quan trọng nhất. Cán bộ quản lý có thực sự muốn đổi mới không mới là quan trọng. Hay là chỉ viết một phương án đổi mới cho thật hay khi mới lên nhậm chức, và có một bảng báo cáo thành tích cao cuối kỳ, bất chấp thực tế “tất cả mọi người dân đều biết tiêu cực, chỉ có nhà quản lý là cố tình không biết” - Nguyễn Đình Thanh: stephen012007@gmail.com