Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Trường công chất lượng cao: ’Khi giáo dục mang ra buôn bán’

Sau quyết định của UBND TP.Hà Nội về việc thành lập 35 trường công chất lượng cao, rồi vội vàng được Sở GDĐT Hà Nội triển khai thực hiện đã khiến nhiều giáo sư, nhà giáo lên tiếng bày tỏ quan ngại. Độc giả lo lắng về một chủ trương tiếp tay cho sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong cơ hội và điều kiện học với con nhà nghèo lại được hình thành trong hệ thống trường công lập bởi chính những người làm giáo dục. 
Thêm điều hòa, máy lạnh, trường công chất lượng cao như khách sạn?
 
Phân tích căn cứ các quyết định của UBND TP. Hà Nội, GS. Chu Hảo đã cho rằng, khái niệm giáo dục chất lượng cao và xã hội hóa gáo dục đã được hiểu sai lệch, làm hỏng ngay từ điểm xuất phát một chủ trương quan trọng. 
 
Những cơ sở “super” chất lượng với học phí vượt trên khả năng chung của người dân thủ đô, nên dành cho các cơ sở tư nhân. Họ bỏ tiền và chắc chắn họ sẽ có trách nhiệm với đồng tiền của họ.
Những cơ sở “super” chất lượng với học phí vượt trên khả năng chung của người dân thủ đô, nên dành cho các cơ sở tư nhân. Họ bỏ tiền và chắc chắn họ sẽ có trách nhiệm với đồng tiền của họ.
 
Việc xây dựng các trường công chất lượng cao cho con cái nhà giàu ở Hà nội đã được các nhà hoạch định chính sách dàn dựng từ khi xây dựng Luật Thủ đô.
 
Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, mệnh đề việc theo học tại tại các cơ sở giáo dục chất lượng cao theo nguyên tắc tự nguyện sẽ được hiểu theo thông lệ là phải có tiền nộp học phí cao thì mới được theo học.
 
GS. Chu Hảo cũng mạnh dạn kiến nghị Hà Nội nên tạm dừng thực hiện quyết định này đồng thời nên tham khảo các ý kiến của các nhà khoa học - giáo dục.
 
Đồng tình với quan điểm của GS Chu Hảo nhiều độc giả đã lên tiếng yêu cầu Hà Nội có những giải trình cụ thể thế nào là "chất lượng cao". 
 
Độc giả Dương Tùng Lâm lên tiếng: UBND TP. Hà Nội cần giao cho Sở GD&ĐT công khai cho dư luận hoặc ít nhất là những ai có ý định cho con em vào học ở trường "chất lượng cao" đó biết : 
 
- Chương trình học và SGK (có gì khác với hiện hành không - chương trình học và SGK hiện hành đã được nhiều nhà khoa học và sư phạm cho là bất cập, sắp phải thay). 
 
- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường (mà hiện nay theo tôi biết thì rất ít cán bộ quản lý và giáo viên, ngay cả ở HN) hiểu và đáp ứng được đổi mới giáo dục, ít nhất là về phương pháp dạy và tổ chức, điều hành giờ học. 
 
- Số học sinh/lớp (30, dưới 30 hay bao nhiêu). 
 
- Khuôn viên trường học, phòng học, các điều kiện dạy và học khác có gì hơn hẳn các trường khác. 
 
Độc giả này cũng cho rằng, ngay cả các cơ quan Trung ương, Bộ, ngang Bộ còn có những chủ trương phải hủy bỏ, tạm dừng do bị dư luận phản ứng thì việc Hà Nội nên cân nhắc, xem xét là chuyện bình thường.
 
Đồng quan điểm, độc giả Nguyễn Hồng Hà nhận xét: Chất lượng giáo dục của Thủ đô cũng thưòng thôi, tôi là người trong nghề tôi biết. Bây giờ, Hà Nội mở ra trường "chất lượng cao", cao ở cái gì, cao ở chỗ nào trong khi chương trình và SGK vẫn thế (có thể nói là chưa tốt). 
 
Trình độ nghề của cán bộ quản lý và giáo viên vẫn thế (ít người đáp ứng được chất lượng cao, đại đa số chỉ đáp ứng được đại trà ), còn về cơ sở vật chất có thêm điều hoà nhiệt độ, máy chiếu, bảng thông minh... thì cũng chỉ như nhà nghỉ mà thôi. 
 
Nếu có thêm thì đó là bể bơi, sân đá bóng, các phòng học chuyên bịêt cho các môn tự chọn. Đúng là Hà Nội phải chỉ ra công khai cho cha mẹ học sinh biết: "chất lượng cao" ở chỗ nào, đừng có chất lượng như các mặt hàng vẫn quảng cáo trên tivi.
 
Độc giả Pham Thanh lo ngại: Chỉ cần thêm cái điều hòa, thay nội thất là trở thành chất lượng cao, nhưng chất lượng giáo dục sẽ chẳng bao giờ cao cả. nó sẽ phân hóa giáo viên, học sinh thành tầng lớp, đẳng cấp trong nhà trường XHCN. 
 
Con nhà nghèo rồi sẽ học ở đâu? về quê chắc? Họ thu tiền thoải mái mà không phải nộp đồng thuế nào cả, chẳng ai kiểm soát được các khoản thu của nhà trường, dần dần họ sẽ cổ phần hóa rồi thì của công sẽ thành của tư sau 5-10 năm nữa.
 
Kiếm lợi từ giáo dục, phải chừa giáo dục công?
 
"Chúng ta không thể lấy tiền thuế của dân đem xây trường, đầu tư cơ sở vật chất, trả lương cho giáo viên rồi đặt tên là trường chất lượng cao để thu tiền của dân, rồi ngụy biện chấp nhận giàu, nghèo.
 
Những loại trường như thế này chỉ để ngoài công lập làm, còn đã là trường công lập, mọi loại phí đều phải công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ", độc giả Boitranvan bức xúc. 
 
Độc giả Thùy Linh, lo ngại mô hình này có thể dẫn đến một "Vinashin" hóa ngay tại các trường công. 
 
Độc giả này phân tích: Chúng ta nên chấp nhận có những trường học phí cao khi nó đảm bảo một chất lượng giáo dục tương xứng mà không hề phải đau xót như ý GS. Quân. Có đau xót chút nào chăng thì chính là ở chỗ các vị trong HĐND đã thông qua chủ trương dùng ngân sách đầu tư cho những trường mà học sinh phải là con nhà khá giả hoặc chí ít phải có bố hoặc mẹ nằm trong Hội đồng.
 
Nên chăng, ngân sách sử dụng để nâng cấp cho các cơ sở còn yếu để họ đạt được mức chung của thành phố.
 
Những cơ sở “super” chất lượng với học phí vượt trên khả năng chung của người dân thủ đô, nên dành cho các cơ sở tư nhân. Họ bỏ tiền và chắc chắn họ sẽ có trách nhiệm với đồng tiền của họ.
 
Việc dùng ngân sách xây dựng cơ sở chất lượng cao để rồi sau đó giao toàn quyền cho mấy vị …"chỉ có quyền mà không có vốn” … có thể dẫn đến “Vinashin” hóa các trường công. 
 
Cũng giống như có điều kiện thì học nước ngoài, không có điều kiện thì học trong nước. Nói thế là sai vì đi học nước ngoài là kinh phí tự túc, còn đây các trường công đã có Nhà nước đầu tư "xây dựng cơ sở vật chất một lần khang trang, kiên cố". Vậy lấy tiền thuế của dân nghèo phục vụ vào một nhóm nhà giàu mất rồi.
 
"Xin hỏi những học sinh có tố chất cần được bồi dưỡng theo chương trình chất lượng cao, nhưng nhà nghèo thì vẫn phải học trường nghèo, xin lỗi, trường chất lượng ... thấp ư?", độc giả Xuân Hoa đặt câu hỏi.
 
Độc giả Minhtriet đặt vấn đề, có thể xây dựng trường công chất lượng cao nhưng với điều kiện đó phải là do tư nhân làm. 
 
Coi giáo dục là một loại dịch vụ là đúng, nhưng vấn đề là dịch vụ đó phải ở cấp học nào, chính sách với từng loại dịch vụ ở từng cấp học đó như thế nào?
 
Nếu giáo dục công lập ở phổ thông cũng là một dịch vụ kinh doanh độc quyền như: dầu khí, điện lực, vàng... thì phải làm lại luật, hiến pháp - đặc biệt là Luật giáo dục. 
 
Có như vậy mới đảm bảo công bằng cho các sinh viên và giáo viên... Vấn đề là nguồn thu từ các trường chất lượng cao sẽ đi đâu, hay chỉ đem lại lợi ích cho một nhóm quan chức giáo dục của Sở GDĐT Hà Nội?
-----------------------------------------------

Final Fantasy II

About Final Fantasy II

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :